Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài
Nổi bật
Nghệ thuật khai minh trong giáo dục: Tư tưởng của Goethe và triết lý nhân văn
Johann Wolfgang von Goethe (28-8-1749 – 22-3-1832), một trong những vĩ nhân lớn của nền văn học thế giới, những ảnh hưởng của ông bao trùm triết lý giáo dục khai phóng. Lý tưởng Khai minh của Goethe đã truyền cảm hứng cho nền giáo dục đương đại trong hành trình tìm kiếm và đổi mới phương pháp giáo dục hướng đến sự đa dạng và toàn diện. Sáng tác của Goethe vắt ngang qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thời kỳ Ánh sáng. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng tâm huyết, ý chí và những ý tưởng mới của ông dành cho thời đại và nhân loại. Ông để lại di sản to lớn trong lịch sử giáo dục, mang đến một triết lý mới và mở rộng trong giáo dục Khai phóng sau này. Sự tiên phong và sâu sắc trong triết lý giáo dục của Goethe bắt nguồn từ linh hồn của truyền thống văn hóa phương Tây từ thời cổ đại Hy-La và còn phủ bóng đến ngày nay.
Khai thác giá trị tư tưởng Nho giáo trong xã hội Hàn Quốc hiện đại
Nho giáo là một tư tưởng, triết nhân sinh có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trong khu vực. Đối với Hàn Quốc, giá trị tư tưởng Trung - Hiếu - Nhân - Nghĩa được xác định là giá trị xuyên suốt các quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, tạo nên giá trị đạo đức bền vững trong xã hội hiện đại. Một trong những động lực quyết định, bí quyết thành công của “con rồng châu Á” chính là nhờ vào việc vận dụng và khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng Nho giáo trong quản lý đất nước.
Kinh nghiệm xây dựng, phát triển du lịch văn hóa của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam
Với kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa thành công của Hàn Quốc, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những bài học đó vào thực tiễn nhằm phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững và có lợi cho đất nước và người dân Việt Nam. Bài viết tìm hiểu những kinh nghiệm xây dựng, phát triển du lịch văn hóa của Hàn Quốc và đưa ra những bài học để Việt Nam có thể áp dụng vào thực tiễn.
Hiểu biết về các phương tiện truyền thông xã hội qua một số hoạt động truyền thông đại chúng tại Mỹ
Truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống cá nhân và công việc của con người. Các phương tiện truyền thông xã hội đang làm thay đổi hầu hết các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, nghiên cứu thị trường, tuyển dụng, bán hàng, marketing, truyền thông nội bộ; đồng thời, khuyến khích sự ra đời của các mô hình kinh doanh thay thế cùng những cấu trúc công ty kiểu mới. Hơn bao giờ hết, đây chính là lúc tất cả chúng ta phải hiểu được tính đặc thù của các phương tiện truyền thông xã hội, từ đó xác định được sức mạnh, tiềm năng và những “mối nguy cơ” của những phương tiện này. Bài viết nghiên cứu một số đặc thù của các phương tiện truyền thông xã hội được phân tích, minh chứng qua một số hoạt động truyền thông đại chúng tại Mỹ.
Vài nét về chính sách phát triển văn hóa đại chúng của Indonesia
Hơn một thập kỷ sau khi người dân Indonesia quyết định theo đuổi một con đường mới với mục tiêu trở thành một quốc gia tiên tiến, thịnh vượng, tự chủ, dân chủ và công bằng. Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ nước này đã có nhiều thay đổi và xác định văn hóa là động lực góp phần phát triển kinh tế và đặt trọng trách phát triển văn hóa trở thành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai. Chính vì thế, Chính phủ Indonesia đã ban hành, điều chỉnh hàng loạt các chính sách văn hóa đại chúng thông qua các chương trình văn hóa, kế hoạch tổng thể quốc gia cũng như nhiều biện pháp thực hiện tập trung vào văn hóa đại chúng trong bối cảnh hiện nay.