• Sự kiện: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam có 54 cộng đồng dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với nhiều trình độ phát triển kinh tế, xã hội và sắc thái văn hóa khác nhau đã tạo nên tính đa dạng, thống nhất. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có những chính sách cụ thể nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa đồng thời gắn với sự phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Bài viết đề cập đến kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp phát huy hiệu quả phát triển kinh tế gắn liền với vấn đề bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa DTTS.

Triển lãm Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An

Chiều 18-10, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (66 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) đã diễn ra khai mạc trưng bày “Nà Pha- Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An” do Công ty TNHH Một thành viên thủ công Trúc Lâm tổ chức với sự phối hợp của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Ngày hội VHTTDL các dân tộc Đông Bắc lần thứ XI tại Lạng Sơn: Đậm bản sắc, hội nhập và vươn xa

Chiều 18-10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Họp báo Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên đồng chủ trì buổi họp báo.

Tri thức canh tác hốc đá của cư dân bản địa vùng Cao nguyên đá

Với đặc điểm địa hình núi đá hiểm trở thiếu đất canh tác, lại hạn chế về nguồn nước, người Mông và một số tộc người thiểu số khác ở Hà Giang đã sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật thổ canh hốc đá từ nhiều đời nay. Năm 2014, Bộ VHTTDL đã đưa “Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang” vào Danh mục di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đàn kanhi trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Chăm

Nhạc cụ dân tộc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm. Hầu hết các nhạc cụ được người Chăm coi trọng, là nhạc khí thiêng, vì thế không thể thiếu trong các lễ hội dân gian. Nằm trong số đó có đàn kanhi (Kanyi) - một nhạc cụ có vai trò quan trọng, gắn liền với trình tự nghi thức trong các buổi lễ của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp – bức tranh sắc màu văn hóa Chăm

Cùng với làng gốm Bàu Trúc, làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp tại Ninh Thuận là một trong những làng Chăm cổ có từ lâu đời. Nghề dệt cùng với các sản phẩm của làng Mỹ Nghiệp không chỉ là biểu tượng của văn hóa Chăm, mà còn thu hút, níu chân du khách mỗi khi đến với vùng đất đầy nắng gió này.

Lễ Katê tại làng và gia đình người Chăm

Sau lễ cúng tế tại đền tháp là lễ cúng tế tại làng và lễ Katê gia đình của người Chăm. Đây là dịp để các vị bô lão, chức sắc trong làng cũng như con cháu trong tộc họ gặp gỡ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, và chúc nhau mọi điều tốt lành.

Đồng bào Ê đê lưu giữ tiếng đàn ching kram

Đàn ching kram, hay còn gọi là chiêng tre, không chỉ là một nhạc cụ truyền thống, mà còn là tiếng lòng, biểu tượng văn hóa và tâm hồn của người Ê Đê nói riêng và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung. Đối với nghệ nhân Ê Đê, việc chơi đàn ching kram không chỉ đơn thuần là biểu diễn âm nhạc mà còn là cách họ kết nối với bản sắc dân tộc, thiên nhiên, và những giá trị văn hóa truyền đời.

Ninh Thuận: Tưng bừng vui đón lễ hội Katê năm 2024

Sau lễ rước y trang Pô Inư Nưgar từ đồng bào người Raglai ở thôn Tà Nô (xã Phước Hà, huyện Thuận Nam) về đền thờ trong thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu), sáng ngày 2-10-2024, Hội đồng Chức sắc, Ban phong tục các tháp: Pô Klong Garai, Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar tiến hành các nghi thức lễ hội Katê theo truyền thống. Đây cũng là ngày hội Katê chính thức (ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch), đồng bào Chăm khắp nơi ở tỉnh Ninh Thuận nô nức đến viếng và dâng lễ tại các đền tháp.

Rộn ràng lễ hội Katê năm 2024 và công bố bảo vật quốc gia ở Bình Thuận

Trong hai ngày (1 và 2-10) tại cụm di tích tháp Chăm Pô Sah Inư, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) hàng ngàn đồng bào Chăm, nhân dân, du khách trong và ngoài nước đã được tham dự và hòa cùng không khí rộn ràng, ấm cúng cùng nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Lễ hội Katê năm 2024.

Đặc sắc điệu dân ca, dân vũ dân tộc Chăm

Đến với Lễ hội Katê 2024 tại tỉnh Ninh Thuận, người dân và du khách được thưởng thức, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Qua đó hiểu hơn về ý nghĩa của lễ hội, cũng như tình cảm của người Chăm đối với quê hương, đất nước.