• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cán bộ và công tác đào tạo cán bộ. Người coi “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (1), “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (2). Đối với cán bộ văn hóa nghệ thuật, Người cũng dành sự quan tâm đặc biệt và định hướng đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật có phẩm chất đạo đức cách mạng, có năng lực và trình độ chuyên môn để đảm đương nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa trong tiến trình phát triển đất nước. Bài viết nghiên cứu vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về cán bộ văn hóa nghệ thuật và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật thời kỳ mới.

Về con đường du nhập và sức sống của Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam (Qua cái nhìn so sánh với Nho giáo)

Đất nước Việt Nam nằm giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại: văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Hai nền văn minh này với những thành tựu vĩ đại đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực - trong đó có nước ta. Những ảnh hưởng ấy biểu hiện trên nhiều phương diện, trong đó, không thể không kể đến Nho giáo và Phật giáo. Đã có nhiều công trình bàn đến hai hệ tư tưởng này một cách hệ thống và công phu. Trong phạm vi bài viết của mình, chúng tôi chỉ tìm hiểu về con đường du nhập và sức sống của Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam (qua cái nhìn so sánh với Nho giáo).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của văn hóa dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương về nhân sinh quan và thế giới quan cao đẹp, ngời sáng lên một chủ nghĩa nhân văn của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên toàn thế giới, kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO vinh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Bài viết phân tích quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự kết hợp hài hòa với truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, làm sáng tỏ vai trò quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tiếp cận truyền thông văn hóa từ góc độ lý luận

Truyền thông, văn hóa là những khái niệm rất phổ biến, được quan niệm và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo các quan điểm và góc nhìn khác nhau. Giữa truyền thông và văn hóa có mối tương liên rất mật thiết, chặt chẽ. Bài viết đi từ khái niệm truyền thông, khái niệm văn hóa theo phương pháp “chiết tự” để tiếp cận khái niệm truyền thông văn hóa nhằm làm rõ nội hàm của khái niệm này với tư cách như một quá trình, một lĩnh vực học thuật mới xuất hiện trong thời gian gần đây

Hợp tác công tư trong hoạt động bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và những vấn đề đặt ra hiện nay

Hợp tác là một xu thế phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay. Hợp tác công tư diễn ra trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Về phương diện văn hóa, mấy chục năm gần đây đã xuất hiện phương thức hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng. Tuy nhiên, trong hợp tác, các bên cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung. Hợp tác công tư trong bảo tồn Khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình là một trường hợp khá điển hình để nghiên cứu, đánh giá. Xuất phát từ trường hợp di sản Tràng An, bài viết đã đặt ra những vấn đề khi phát triển loại hình hợp tác này trong hiện tại và tương lai.

Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa

Trong lời Điếu do Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) đọc tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024), Đảng ta đánh giá: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (1). Trong di sản vô giá đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu nhiều quan điểm về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các mục tiêu kinh tế của chính sách văn hóa ở Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của văn hóa như một động lực kinh tế ngày càng được quan tâm. Ngoài các mục tiêu văn hóa mang tính truyền thống như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, chính sách văn hóa còn có các mục tiêu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Bài viết đề cập đến mục tiêu kinh tế của chính sách văn hóa trong nghiên cứu của các học giả nước ngoài; mục tiêu kinh tế của chính sách văn hóa trong hệ thống định hướng chính sách hiện hành của Việt Nam; đề xuất giải pháp tăng cường tính toàn diện của chính sách văn hóa ở Việt Nam.

Biến đổi cung cách ứng xử của cư dân Đà Nẵng trong bối cảnh phát triển du lịch

Ngày 15-7-2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Từ đó đến nay, thành phố xác định chuyển dịch cơ cấu theo hướng lấy du lịch, dịch vụ làm ngành kinh tế mũi nhọn và đã có những thành công đáng kể về xây dựng thương hiệu du lịch mang tầm quốc tế. Du lịch cũng đã tác động mạnh mẽ, tạo nên những biến đổi về lối sống của cư dân Đà Nẵng, làm cho cung cách ứng xử có những biến đổi mang tính đặc trưng cần được đúc kết để có giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, góp phần xây dựng thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống.

Những đóng góp về lý luận văn hóa, văn học, nghệ thuật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế

Sinh thời, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, GS, TS Nguyễn Phú Trọng (1944-2024) là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh và trí tuệ của thế hệ lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới, ngọn cờ lý luận tiên phong của Đảng ta, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, suốt đời vì dân, vì nước, nhà văn hóa lớn của dân tộc trong thời đại ngày nay. Bài viết đề cập đến những đóng góp về lý luận văn hóa, văn học, nghệ thuật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.