• Văn hóa > Di sản

Đánh thức di sản nghìn năm tuổi bằng công nghệ 3D Mapping

Ứng dụng mỹ thuật đa phương tiện, đặc biệt sử dụng công nghệ 3D Mapping trong thiết kế trưng bày các di sản tại các quốc gia phát triển trên thế giới đang được áp dụng rộng rãi và đa dạng. Bài viết phân tích vai trò quan trọng của công nghệ 3D Mapping trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Việc kết hợp mỹ thuật đa phương tiện và công nghệ số vào quá trình trưng bày di sản sẽ tạo ra những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Báo chí truyền thông chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể của Hà Nội là cách để gìn giữ một Thủ đô Hà Nội với đầy đủ những nét đẹp từ truyền thống tới hiện đại, từ lịch sử đến hiện tại và tương tai. Báo chí với vai trò là công cụ truyền thông hiệu quả, góp phần tích cực vào quá trình tuyên truyền các chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội, đồng thời quảng bá văn hóa vật thể của Hà Nội đến với công chúng trong nước và thế giới. Đặc biệt là Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội.

Ngôi đình trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng của Việt Nam - Trường hợp đình Đại Phùng

Đình làng không chỉ là kiến trúc quan trọng bậc nhất trong không gian văn hóa làng xã, mà còn là nơi dung chứa tâm hồn, ước vọng, là mạch nguồn văn hóa của người Việt qua bao đời. Những năm gần đây việc phục dựng kiến trúc đình làng và khôi phục sinh hoạt tín ngưỡng Thành hoàng làng đã và đang mang lại những mùa xuân nao nức cho những vùng quê, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới về nhận thức và thực hành bảo vệ di tích đình làng, tín ngưỡng Thành hoàng làng gắn với các sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Nghệ thuật đá cổ miền núi phía Bắc trong viễn cảnh lý thuyết “Ổ sinh thái”

Vùng núi phía Bắc nước ta là nơi phát hiện được hàng chục địa điểm di sản nghệ thuật đá cổ. Đó là những hình chạm khắc do người xưa tạo ra trên bề mặt đá, phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa cuộc sống của con người và tự nhiên. Giờ đây, các vấn đề môi trường sinh thái càng trở nên sống còn đối với con người và muôn loài trên trái đất này. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng các tri thức mới về sinh thái học vào lĩnh vực nghiên cứu của di sản, đặc biệt là lý thuyết “Ổ sinh thái” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó có thể giúp nâng cao nhận thức và đề xuất được các giải pháp thiết thực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị vô giá của loại hình di sản này, góp phần phát triển bền vững vùng và đất nước.

Mai Châu (Hòa Bình): Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với tạo việc làm bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã có từ lâu đời, gắn bó với người phụ nữ và là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS nơi đây. Việc phải làm thế nào để vừa bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào trước những biến động của xã hội, gắn với tạo việc làm bền vững cho người dân nơi đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà các cấp ủy Đảng huyện Mai Châu luôn quan tâm.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển bền vững

Di sản kiến trúc là một loại di sản thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể, là nguồn tài sản vô giá của mỗi quốc gia, liên quan đến con người và các cộng đồng. Có thể nói, đây là một lĩnh vực rộng, với nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Trong xu thế chung về hội nhập quốc tế, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã khẳng định những thành tựu cũng như hiệu quả đối với toàn nhân loại. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ như quan điểm, nhận thức, quy trình, các yếu tố liên quan cũng như sự ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, chính sách quản lý, môi trường xã hội đến di sản kiến trúc…

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Chăm gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Bình Thuận

Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã và đang tạo điều kiện cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm của tỉnh Bình Thuận ngày càng hiệu quả.

Đặc trưng và giá trị của sắc phong thời Lê Trung hưng ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, được thể hiện qua khối lượng lớn hệ thống di sản văn hóa, trong đó có một lượng lớn di sản sắc phong thời Lê Trung hưng phong chức cho các văn quan, võ quan đương thời và phong thần cho các vị nhân thần và thiên thần. Các sắc phong được phân bố đều khắp các huyện trong tỉnh là nguồn tư liệu gốc có những đặc trưng và giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ, phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau từ truyền thống học hành khoa bảng, khoa hoạn của các dòng họ, tình hình ổn định chính trị, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, khai hoang lập ấp... thời Lê Trung hưng ở Hà Tĩnh.

Những bảo vật quốc gia gắn với thời nhà Mạc

Nhà Mạc là một triều đại đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Sự xuất hiện của nhà Mạc trong tiến trình lịch sử dân tộc tuy không dài (1527-1592), nhưng đã có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, là dấu son đáng trân trọng, tự hào của dân tộc. Từ góc độ di sản văn hóa, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu, tập hợp được 11 di sản văn hóa đặc sắc thời nhà Mạc được công nhận là Bảo vật quốc gia. Những tìm hiểu này giúp hình dung, phác họa, nhận diện đặc trưng di sản văn hóa thời Mạc cũng như việc phát huy nó trong bối cảnh hội nhập đa văn hóa hiện nay, khi mà bản sắc văn hóa là chìa khóa của thành công, là căn cốt của sự phát triển bền vững.

Di chỉ gốm Cồn Chè - Cồn Thịnh trong lịch sử nhà Trần tại Thiên Trường

Cồn Chè - Cồn Thịnh là di chỉ gốm sứ có từ thời Trần, thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết lò nung, dụng cụ sản xuất cùng các sản phẩm, minh chứng đây đã từng là nơi sản xuất gốm phục vụ cho cung đình mà chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong thái ấp của vương hầu quý tộc vùng này. Những phát hiện về đồ gốm sứ tại đây phần lớn mang những đặc trưng thời đại, phổ biến của đồ gốm thời Trần ở các lò khác có cùng giai đoạn. Nhưng những nghiên cứu, phân loại loại hình trong dòng men và đánh giá đầy đủ giá trị, vai trò của chúng trong lịch sử nhà Trần còn chưa thật rõ ràng, đây là vấn đề rất quan trọng còn bỏ ngỏ. Dựa trên kết quả sưu tầm, khai quật tại di chỉ, bài viết nêu ra những phát hiện, từ cơ sở đó làm sáng rõ hơn mối quan hệ giữa chủ nhân thái ấp - với Hành cung Thiên Trường trong lịch sử Đại Việt nhà Trần.

Đặc sắc kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông Sa Pa (Lào Cai)

Vẽ hoa văn bằng sáp ong là một trong những kỹ thuật có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa (Lào Cai). Bằng chất liệu từ thiên nhiên, qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, nét vẽ sáp ong đã trở thành những họa tiết trang trí không thể thiếu trên vật dụng, trang phục thổ cẩm truyền thống. Kỹ thuật vẽ này là một trong những nét tinh hoa đặc sắc trong văn hóa dân tộc Mông nơi đây.