• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Ký hiệu học trong truyền thông đại chúng: Giải mã hình ảnh và ngôn ngữ

Tóm tắt: Trong thời đại kỹ thuật số, truyền thông đại chúng không chỉ cung cấp thông tin mà còn định hướng nhận thức xã hội. Ký hiệu học là một công cụ quan trọng giúp giải mã thông điệp truyền thông thông qua hình ảnh, ngôn ngữ và biểu tượng. Dựa trên nền tảng lý thuyết của Ferdinand de Saussure, Charles Peirce và Roland Barthes, bài viết phân tích cách ký hiệu học được áp dụng trong quảng cáo, điện ảnh, truyền hình, báo chí và mạng xã hội, đồng thời thảo luận về tác động của truyền thông số đối với quá trình tiếp nhận thông điệp.

Ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới giới trẻ Việt Nam hiện nay

Tóm tắt: Các nội dung phản văn hóa trên môi trường mạng xã hội nói chung thường là các nội dung được lan truyền và chia sẻ mang tính tiêu cực, gây tranh cãi hoặc lệch chuẩn giá trị văn hóa thông thường. Vì vậy, giới trẻ cần phải trang bị kỹ năng phân biệt thông tin để có khả năng đánh giá đúng đắn và chọn lọc thông tin hợp lý. Đồng thời, cần xây dựng một cộng đồng mạng tích cực, nơi mà sự chia sẻ thông tin chính xác và đáng tin cậy được đặt lên hàng đầu. Việc lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin chính xác và trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội là một bước quan trọng trong việc xây dựng một không gian mạng an toàn và đáng tin cậy.

Vai trò của báo chí trong truyền thông về văn hóa doanh nghiệp

Tóm tắt: Văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp tạo dựng môi trường làm việc tích cực mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt công chúng. Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng, báo chí giúp truyền tải thông điệp, củng cố hình ảnh thương hiệu và phản ánh các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bài viết phân tích một số nội dung lý luận liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, báo chí truyền thông về văn hóa doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong truyền thông về văn hóa doanh nghiệp.Tóm tắt: Văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp tạo dựng môi trường làm việc tích cực mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt công chúng. Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng, báo chí giúp truyền tải thông điệp, củng cố hình ảnh thương hiệu và phản ánh các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bài viết phân tích một số nội dung lý luận liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, báo chí truyền thông về văn hóa doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong truyền thông về văn hóa doanh nghiệp.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở huyện Đông Anh (Hà Nội) hiện nay

Tóm tắt: Huyện Đông Anh, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong những vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Không chỉ là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể quý báu như Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh còn nổi tiếng với các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) độc đáo, bao gồm lễ hội truyền thống, nghề thủ công và các loại hình nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ, các di sản này đang đứng trước nguy cơ mai một nếu không được quan tâm bảo tồn và phát huy đúng mức. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy các DSVHPVT này một cách bền vững.

Hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa thế giới Luang Prabang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tóm tắt: Di sản văn hóa Luang Prabang (Lào) được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới năm 1995. Thực tế từ năm 1995 đến nay, nhà nước Lào đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hướng tới việc quản lý di sản Luang Prabang trong phát triển bền vững. Một trong những hoạt động tích cực hiện rõ đó chính là phát triển hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản đô thị đặc biệt này. Các chương trình, dự án hợp tác với các quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Mỹ... được triển khai trên nhiều phương diện nhằm bảo tồn kiến trúc đô thị, cảnh quan môi trường, bảo tồn nhà cổ, làng/ bản cổ, giáo dục cộng đồng... Kết quả của sự hợp tác trong nhiều năm qua đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa thế giới Luang Prabang tồn tại bền vững

Về học liệu mở dạng Modul sử dụng cho giáo dục đại học số trong bối cảnh hiện nay

Tóm tắt: Trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam nói chung và bối cảnh các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) nói riêng, học liệu số và học liệu số dạng mở đã và đang được triển khai xây dựng. Việc triển khai xây dựng hệ thống học liệu số và học liệu số mở của các trường đại học còn có thể có nhiều bất cập, không chỉ ở khía cạnh sở hữu trí tuệ mà còn cả ở khía cạnh pháp lý, tài chính. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề về học liệu mở dạng modul chương mục sử dụng cho giáo dục đại học cùng với một số đề xuất với hy vọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho công tác tổ chức đào tạo tại các trường đại học hiện nay

Quản lý hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích ở Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi tắt là di tích) được xem như sợi dây cố kết cộng đồng, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. Do đó, việc bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp chung của cả cộng đồng. Bài viết đề cập đến công tác tu bổ, tôn tạo di tích ở Bắc Giang và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích ở Bắc Giang trong thời gian tới.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: Lan tỏa văn hóa, âm nhạc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (ANQGVN) là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước. Năm 2024, cùng với dấu ấn đậm nét trong công tác đối ngoại về văn hóa của Bộ VHTTDL, Học viện ANQGVN cũng là một điểm sáng với nhiều thành tựu trong việc góp phần quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Dấu ấn thành công của viện phim Việt Nam trong chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - tự hào bản sắc Việt” năm 2024

Một trong những dấu ấn thành công nổi bật của Viện Phim Việt Nam năm 2024 là đã đề xuất, trực tiếp thực hiện và phối hợp hiệu quả với các đơn vị liên quan trong nhiều hoạt động chính của chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt” do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức. Chương trình có tiếng vang lớn trong nước và mang tầm quốc tế; góp phần vào sứ mệnh phát triển, quảng bá nền điện ảnh nước nhà; để lại nhiều kinh nghiệm đáng quý, nối dài những thành tựu trên con đường phát triển bền vững của Viện Phim Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và những hoạt động chuyển đổi số nổi bật năm 2024

Bằng việc tích cực tìm tòi, mạnh mẽ đổi mới, ứng dụng công nghệ số hiện đại vào việc số hóa bộ sưu tập, xây dựng nền tảng triển lãm trực tuyến, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã thổi một làn gió mới vào không gian nghệ thuật truyền thống. Vượt trội trong số hơn 5.000 đơn vị tiếp cận và gần 400 hồ sơ dự thi, năm 2024, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 2 đón nhận giải thưởng Đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc với Không gian triển lãm Mỹ thuật trực tuyến - VAES.

Công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích đất liền trên 6.100km2 và diện tích biển trên 6.100km2 với 2.077 hòn đảo đá, đất, 250km bờ biển; điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng; có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (5 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện); 177 xã, phường, thị trấn; 1.452 thôn, bản, khu phố. Quảng Ninh là một trong những cái nôi của người Việt cổ, nơi đây sớm được cư dân tiền sử chọn làm địa bàn tụ cư, sinh sống, sáng tạo nên Văn hóa Soi Nhụ và Văn hóa Hạ Long.