• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua tranh sơn mài Việt Nam

Tóm tắt: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống sơn mài được thể hiện bằng sự tiếp nối nghệ thuật từ chất liệu sơn làng nghề qua những nghiên cứu thử nghiệm của giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã và trở thành nghệ thuật sơn mài mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Đến nay, tranh sơn mài truyền thống vẫn được các họa sĩ đương đại nhiện cứu, phát huy sáng tạo. Tranh sơn mài truyền thống đã trở thành thương hiệu Mỹ thuật Việt Nam trong nghệ thuật của thế giới. Để phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống cần có những giải pháp phù hợp nhằm khẳng định hơn nữa nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam, góp phần vào sự nhiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tìm hiểu kiến trúc ngôi Chính điện chùa Khmer ở Nam Bộ

Tóm tắt: Bất kỳ một ngôi chùa nào cũng phải đáp ứng ba yêu cầu của Phật giáo: thờ Phật, thuyết pháp, tọa thiền. Về mặt kiến trúc phải có Phật điện, tiền đường, Tăng phòng. Đó là quy định, là nguyên tắc của một ngôi chùa cần phải thực hiện. Trong đó Chính điện (điện thờ Phật) hay còn gọi là Chánh điện - công trình quan trọng bậc nhất, vì đây là nơi trang trọng thờ phụng đức Phật, nơi dành cho các nhà sư hành lễ, thực hiện mọi nghi thức phật sự. Tùy khả năng tài chính, môi trường, truyền thống văn hóa... mỗi dân tộc đi theo đạo Phật, mỗi hệ phái Phật giáo có thể sẽ xây dựng ngôi Chính điện cho chùa của mình. Đối với chính điện của chùa Khmer ở Nam Bộ cũng vậy, luôn được chú tâm đầu tư nhiều nhất, từ lúc thiết kế, khởi công xây dựng, đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng, nó luôn được thực hiện một cách quy mô, hoành tráng. Do đó, công trình này luôn nổi bật trong tổng thể kiến trúc chùa Khmer.

Đặc điểm tạo hình vật dụng nội thất cung đình triều Nguyễn

Tóm tắt: Vật dụng nội thất cung đình triều Nguyễn có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, thể hiện đời sống vật chất, giá trị tinh thần của người xưa, mang những dấu ấn văn hóa và đặc điểm thẩm mỹ quan trọng ở hoàng cung. Dưới bàn tay chế tác khéo léo của các nghệ nhân xưa, những yếu tố thuộc văn hóa, mỹ thuật ấy đã hiển lộ trên bề mặt chất liệu của vật dụng một cách rõ nét và thể hiện sự biểu đạt về mặt mỹ thuật đến độ tỉ mỉ, tinh tế. Nhóm vật dụng này đã góp phần tích cực trong việc định hình và nhận diện rõ nét hơn về diện mạo mỹ thuật thời Nguyễn. Nghiên cứu về vật dụng nội thất cung đình giúp cho sự hình dung về văn hóa và mỹ thuật cung đình cụ thể hơn. Với những biểu hiện đặc thù trong tạo hình của nhóm vật dụng nội thất cung đình góp phần quan trọng cho nhận định về mỹ thuật dân tộc - một mảnh ghép độc đáo không thể thiếu về triều đại phong kiến cuối cùng của dân tộc - triều Nguyễn.

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử hạ lưu sông Mã qua nghệ thuật điêu khắc, hội họa

Tóm tắt: Giá trị văn hóa là tất cả những giá trị vật thể, phi vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Quá trình phát triển của con người cư dân lúa nước luôn gắn với những dòng sông, qua đó đã đọng lại những giá trị văn hóa. Sông Mã là hợp lưu của nhiều con sông, trên dòng chảy con sông này đã chuyên chở phù sa để bồi đắp cho miền đồng bằng, làm nên những cánh đồng lúa và hoa màu tốt tươi, bên cạnh đó sông Mã đã tích tụ giá trị văn hóa, để rồi lan tỏa đi muôn phương. Sông Mã chảy qua địa phận Thanh Hóa đã làm nên một nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, sức mạnh lan tỏa của nó được chảy suốt theo dòng thời gian và không gian, giá trị văn hóa này làm cho xứ Thanh ít nhiều mang dấu ấn riêng trong văn hóa chung của người Việt, cần phát huy qua nghệ thuật điêu khắc, hội họa.

Sức mạnh văn hóa dân tộc trong phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lý - Trần

Tóm tắt: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo cơ sở để xây dựng hệ giá trị văn hóa gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn với xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước, sức mạnh văn hóa dân tộc luôn là nhân tố quan trọng tác động tới mọi phương diện của đời sống xã hội thời Lý - Trần và nghệ thuật gốm Việt Nam trên con đường tìm lại chính mình, phần nào đã xa rời những ảnh hưởng của nghệ thuật gốm Trung Hoa, thay vào đó là sự lên ngôi của Phật giáo cùng những tiếp biến của nghệ thuật tạo hình Chăm Pa để làm nên một diện mạo mới cho nghệ thuật gốm Việt Nam.

Quy trình sáng tác nghệ thuật tạo hình và bản lĩnh người nghệ sĩ trong bối cảnh nghệ thuật đương đại Việt Nam

Tóm tắt: Nghệ thuật chân chính - nghệ thuật ra đời từ cuộc sống thực và trở về với cuộc sống thực bao giờ cũng có giá trị phổ biến. Nền nghệ thuật Việt Nam cũng vậy, có quyền tự hào về các phẩm chất tự thân. Tuy nhiên, trong bối cảnh đương đại hướng tới phát triển bền vững, nghệ thuật Việt Nam cần được nhìn nhận từ những vấn đề thực tiễn của hoạt động sáng tác nghệ thuật (nói chung) và nghệ thuật tạo hình (nói riêng) ở các yếu tố tác động cơ bản đến quy trình sáng tác và bản lĩnh người nghệ sĩ.

Tư liệu hóa hiện vật bảo tàng nghiên cứu từ bộ sưu tập của họa sĩ Lê Thị Lựu ở Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Trong suốt chặng đường hoạt động, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tiếp nhận nhiều hiện vật, bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Để nâng cao chất lượng và giá trị của các hiện vật, không thể không kể đến vai trò và tầm quan trọng của các hồ sơ, tài liệu kèm theo mỗi hiện vật, bộ sưu tập của Bảo tàng. Bài viết giới thiệu các vấn đề liên quan đến hoạt động này, trên cơ sở phân tích bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Thị Lựu - được ông Ngô Thế Tân và ông bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM năm 2018.

Hoa văn trang trí trên áo Nhật Bình của Đoan Huy Hoàng thái hậu triều Nguyễn (1802-1945)

Tóm tắt: Triều đại nhà Nguyễn đã để lại một di sản vật thể phong phú và đa dạng, bao gồm các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, nghệ thuật pháp lam, nội thất và trang phục... Đặc biệt, trang phục cung đình triều Nguyễn đã trở thành di sản văn hóa đặc sắc trong kho tàng di sản của triều Nguyễn. Trong đó, áo Nhật Bình là một trong những kiểu trang phục cung đình còn được tái hiện trong đời sống đương đại qua các dịp lễ hội, hoạt động văn hóa và nghệ thuật được giới trẻ yêu thích. Bài viết tập trung nghiên cứu giá trị hoa văn trang trí trên áo Nhật Bình của Đoan Huy Hoàng thái hậu triều Nguyễn (1802-1945) qua ba khía cạnh chính: phân loại hoa văn, phân tích nguyên tắc trang trí và ý nghĩa biểu tượng của hệ thống hoa văn trang trí áo Nhật Bình.

Nghệ thuật lãng mạn trong tranh sơn mài của họa sĩ Hồ Hữu Thủ

Mỗi trường phái nghệ thuật đều mang đến cho người xem những vẻ đẹp thú vị khác nhau, nhưng với nhiều người, trường phái lãng mạn mới thực sự đem lại thăng hoa cho con người, giúp con người rũ bỏ những mệt nhọc đến với những suy tưởng ngọt ngào. Hồ Hữu Thủ là một họa sĩ đương đại của nền hội họa Việt Nam, dù trải nghiệm với nhiều trường phái và phong cách khác nhau, nhưng có lẽ, tính lãng mạn trong tranh ông chưa bao giờ thiếu vắng. Vì vậy, xem tranh ông, người ta có thể nhẹ lòng chìm đắm trong những mộng tưởng, yêu thương đẹp nhất của cuộc đời…

Một số đề xuất nâng cao giá trị nghệ thuật điêu khắc hoành tráng Nam Bộ

Nghệ thuật điêu khắc hoành tráng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, sự phát triển của loại hình nghệ thuật này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm hạn chế về nguồn nhân lực, công nghệ lạc hậu, kết nối yếu kém với nghệ thuật quốc tế. Bài viết phân tích các yếu tố cản trở sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc hoành tráng tại Nam Bộ, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao giá trị và tầm vóc của loại hình nghệ thuật này ở khu vực Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Đề tài hát bội qua ngôn ngữ chất liệu sơn mài trong nghệ thuật hội họa của Nguyễn Lâm

Hội họa sơn mài Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều thành tựu. Từ chất liệu truyền thống chỉ dùng cho việc sơn trét thuyền, tượng thờ và các đồ mỹ nghệ đã trở thành một chất liệu hội họa dân tộc là bước tiến lớn cho nghệ thuật hội họa Việt Nam. Sau khi Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn được thành lập vào năm 1954 tại miền Nam Việt Nam, các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã vào Nam, phối hợp cùng các họa sĩ phía Nam tạo nên một nền hội họa sơn mài Nam Bộ vô cùng đặc sắc. Kế thừa từ thế hệ đi trước, họa sĩ Nguyễn Lâm đã trở thành một trong những họa sĩ tiêu biểu cho dòng tranh nghệ thuật này, tranh của ông được nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước quan tâm và được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Loạt tranh về đề tài hát bội là một nét độc đáo trong nghệ thuật của ông, vừa mang đậm phong cách vẽ của họa sĩ, vừa thể hiện được nét riêng của hội họa sơn mài miền Nam Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật trong tranh “phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Khi nói đến tranh vẽ về đề tài Hà Nội, không thể không nhắc đến tên tuổi họa sĩ Bùi Xuân Phái. Bởi lẽ, phố cổ Hà Nội, đối với ông không phải chỉ là nơi để đi, nơi để sống... mà nó đã trở thành người bạn tri kỷ. Hà Nội với những ngõ nhỏ, phố nhỏ, những ô cửa sổ cũ, mái nhà rêu phong cổ kính… hiện lên trong tranh ông thật gần gũi, mộc mạc, chất cảm và sâu lắng.