• Văn hóa > Du lịch

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ với tiềm năng phát triển du lịch bền vững

Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ trong việc bảo tồn giá trị văn hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương và xây dựng hình ảnh du lịch bền vững. Thông qua việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp, nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch. Bên cạnh đó, bài viết cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch bền vững thông qua lễ hội.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người ở Mai Châu (Hòa Bình)

Tóm tắt: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào chuỗi cung ứng và quản lý. Mô hình này hình thành, phát triển dựa trên tiềm năng về giá trị văn hóa vốn có và được khai thác, tổ chức bởi những người dân địa phương. Bài viết đi vào nhận diện nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng, phân tích thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch cộng đồng ở đây trong thời gian tới.

Tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển du lịch mạo hiểm tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Tóm tắt: Lâm Đồng là một tỉnh nằm ở phía Nam của khu vực Tây Nguyên mang đặc trưng về điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa của Tây Nguyên, là vùng đất nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, đa dạng về phong tục tập quán. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có tiềm năng lớn về du lịch. Các yếu tố địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái rừng bao gồm các giá trị về cảnh quan và đa dạng sinh học, văn hóa bản địa là tài nguyên du lịch đặc biệt của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Bài viết nêu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Phân tích trải nghiệm của du khách nước ngoài tại chiến trường xưa Long Tân - Núi Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Tóm tắt: Long Tân - Núi Đất là một địa danh lịch sử trong chiến tranh Việt Nam, nơi quân đội hoàng gia Úc đóng quân từ năm 1966-1971, hiện nay thuộc xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện tại, Long Tân - Núi Đất là một địa chỉ của chiến trường xưa được nhiều du khách nước ngoài, mà phần lớn là du khách Úc đến thăm viếng và tưởng niệm. Bài viết phân tích trải nghiệm của du khách nước ngoài tại chiến trường xưa Long Tân - Núi Đất. Qua những ý kiến của du khách, hướng dẫn viên và người điều hành dịch vụ, các tác giả có thêm tư liệu phân tích trải nghiệm của du khách nước ngoài để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị du lịch, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của du khách nước ngoài, đồng thời bảo tồn các địa điểm lịch sử và văn hóa của chiến trường xưa Long Tân - Núi Đất.

Mô hình du lịch nông nghiệp ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre

Tóm tắt: Du lịch nông nghiệp (DLNN) là hình thức phát triển ngày càng phổ biến của ngành công nghiệp du lịch và có thể sớm là một trong những lĩnh vực du lịch lớn nhất ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Á. DLNN là công cụ phù hợp để cân bằng nhu cầu của du khách với nhu cầu của cộng đồng nông thôn, là xu hướng du lịch bền vững tạo ra những cơ hội thực sự để phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời giảm thiểu những tác động không mong muốn tới môi trường. Bến Tre có tiềm năng địa tự nhiên rất thuận lợi để phát triển loại hình DLNN. Đây là một phương án sinh kế mới vừa để cải thiện kinh tế nông thôn vừa ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, bảo tồn môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và truyền thống văn hóa cộng đồng.

Show kịch thực cảnh Những đường chim bay: vài hàm ý về sáng tạo nghệ thuật, gắn kết công nghiệp văn hóa với du lịch

Tóm tắt: Show kịch thực cảnh Những đường chim bay tại Tổ hợp Madame de Dalat là dự án sáng tạo được “đóng gói” và “hàng hóa hóa” chuyên nghiệp, hiện đại; với nỗ lực lẫn kỳ vọng “làm mới” một điểm đến “cũ”. Nghiên cứu này phân tích sức hấp dẫn của show, qua đó đóng góp kinh nghiệm tham khảo hữu ích, cấp hàm ý về sáng tạo nghệ thuật, gắn kết công nghiệp văn hóa với du lịch, góp phần xúc tiến kinh tế đêm, kinh tế trải nghiệm, kinh tế sáng tạo, trong bối cảnh phát triển các thương hiệu signature show, must-see show (show đặc trưng, “nhất định phải xem”) được tiêu thụ dưới dạng trải nghiệm là xu hướng của nhiều điểm đến trên thế giới, khách du lịch hậu hiện đại sẵn sàng chi trả để có được trải nghiệm đáng giá.

Liên kết để phát triển du lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Bài viết dựa trên những phân tích, khái quát về giá trị văn hóa ẩm thực của TP.HCM - thành phố kinh tế lớn, năng động và đa dạng của Việt Nam về nhiều khía cạnh, từ đó đặt ra vấn đề về liên kết phát triển du lịch ẩm thực - một loại hình du lịch đã và đang có những bước phát triển vượt trội, đặc trưng, đáng ghi nhận, ứng dụng công nghệ trong phát triển, quảng bá ẩm thực những năm gần đây ở Việt Nam.

Phát triển du lịch trên hồ Inle ở Myanmar và kinh nghiệm cho công tác bảo tồn, khai thác chợ tình Sa Pa (Lào Cai)

Tóm tắt: Thị trấn Sa Pa được hình thành và phát triển dưới thời Pháp thuộc từ năm 1903. Kể từ đó cho đến nay, Sa Pa đã trở thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch đã làm thay đổi mọi mặt biến Sa Pa trở thành một đô thị hiện đại, điều này đồng nghĩa với sự biến đổi của cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh kế của đồng bào dân tộc, chủ yếu là người Mông, Dao. Những không gian văn hóa chợ tình, bản làng, làng nghề... đã biến đổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra vài gợi ý cho việc khôi phục những không gian văn hóa của người Mông, trong đó có chợ tình Sa Pa từ kinh nghiệm làm du lịch của các làng trên hồ Inle ở Myanmar mà tác giả đã trực tiếp đi điền dã và ghi chép.

Nâng cao hoạt động tự học của sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong giáo dục 4.0

Tóm tắt: Bài viết cung cấp thang đo hoạt động tự học (HĐTH) của sinh viên trong bối cảnh Cách mạng công nghệ lần thứ 4 (CMCN 4.0) thông qua các tiêu chí đánh giá được tổng hợp từ các nghiên cứu trước và được bổ sung từ tác giả. Các cuộc phỏng vấn nhóm chuyên gia trong ngành Giáo dục, ngành Du lịch và 300 sinh viên khoa Du lịch (SVKDL) Trường Đại học Nguyễn Tất thành (NTTU) đang theo học đã được khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến thông qua bảng câu hỏi đóng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp dành cho sinh viên và giảng viên nhằm nâng cao HĐTH. Bài viết cũng cung cấp các thông tin có hàm ý quản trị cho các đơn vị đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục 4.0 (GD 4.0).

Khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng, bài học từ một số quốc gia Đông Nam Á

Tóm tắt: Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch dường như mâu thuẫn, đặc biệt trong đời sống của mỗi cộng đồng địa phương. Đã có nhiều bài học trong thực tiễn chứng minh việc tiếp biến văn hóa, xu hướng thương mại tác động tiêu cực, làm chuyển hướng xấu về nhận thức, hành vi trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống, phong tục, lối sống có tính truyền thống... Vậy việc khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) được nhìn nhận theo hướng tích cực sẽ thế nào? Bài viết đưa ra một số kinh nghiệm khai thác di sản văn hóa trong phát triển DLCĐ ở một số quốc gia Đông Nam Á để Việt Nam có thể tham khảo.

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa truyền thống tại Mộc Châu (Sơn La)

Tóm tắt: Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia năm 2023, nơi đây có nhiều giá trị tài nguyên, đặc biệt là các giá trị về văn hóa truyền thống, nhiều sản phẩm du lịch đã được phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách. Dựa trên phương pháp phân tích nội dung, phương pháp so sánh, bài viết bước đầu đánh giá được những khoảng cách, giữa định hướng quy hoạch sản phẩm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với thực tiễn phát triển các sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch... từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện trong thời gian tới.

Du lịch, du lịch thông minh: Thực trạng và giải pháp phát triển đến năm 2030

Tóm tắt: Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển đến năm 2030, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, nghị định, luật… tạo hành lang phát lý, nhằm thúc đẩy sự phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó, du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm cho sự phát triển của mọi ngành nghề khác. Bài viết làm rõ về du lịch, du lịch thông minh, thực trạng, qua đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản, góp phần xây dựng và phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo định hướng phát triển đất nước đến năm 2030 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.