• Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Văn học nghệ thuật Hưng Yên - 50 năm chặng đường phát triển (30/4/1975 - 30/4/2025)

Hưng Yên Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cùng với sự bồi đắp của phù sa sông Hồng, sông Luộc, nền văn hóa Hưng Yên mang đặc trưng bản sắc văn hóa châu thổ sông Hồng. Sự bồi tụ văn hóa ấy đã góp phần tạo nên nhân cách và nghị lực của những con người sinh trưởng trên vùng đất này. Trong tiến trình lịch sử, trên quê hương Hưng Yên ở thời kỳ nào, lĩnh vực nào cũng có nhiều danh nhân có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và giải phóng đất nước. Đặc biệt trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật (VHNT), Hưng Yên là vùng đất đã sinh ra nhiều văn nghệ sĩ mà tên tuổi của họ đã góp phần làm nên diện mạo của văn hóa Việt Nam.

Hà Nam: Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Duy Tiên là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa và cách mạng. Trải qua trường kỳ lịch sử, các thế hệ người dân Duy Tiên đã không ngừng bồi đắp, tạo dựng nên kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá, đậm đà bản sắc của vùng quê châu thổ Bắc Bộ. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lưu truyền đến hôm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Duy Tiên. Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu như Bảo vật quốc gia Bia Sùng Thiện Diên Linh, Trống đồng Tiên Nội, Duy Tiên còn là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ hội chùa Đọi Sơn, lễ hội Lảnh Giang và đặc biệt là lễ hội Tịch điền.

Đồng Tháp: Hoạt động Hội quán góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình

Hội quán là mảnh ghép gắn kết ngành Nông nghiệp với Hội Nông dân và các chủ thể quan trọng khác đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Mục đích hoạt động với phương châm "chăm chỉ - tự lực - hợp tác", trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, tự chủ, tự quản của người dân, là một thiết chế đa chức năng mới ở nông thôn.

Huyện Ngọc Hồi (Kon Tum): Phát huy vai trò của công tác truyền thông trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc thiểu số

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội, tác động đến nhận thức của con người và từ nhận thức sẽ điều chỉnh hành vi của mỗi người, của cộng đồng. Do vậy, truyền thông được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Quản lý, sử dụng tiền công đức bảo đảm minh bạch, đúng quy định

Việc quản lý, sử dụng tiền công đức, minh bạch, đúng mục đích có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Qua đó, tạo niềm tin cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương. Thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực thì việc quản lý, sử dụng tiền công đức vẫn còn một số bất cập cần khắc phục, chấn chỉnh.

Đồng Tháp: Phát huy giá trị di sản văn hóa đình làng và nhà cổ kết hợp với phát triển du lịch

Đình làng và nhà cổ là một di sản quý giá, mang giá trị văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và giá trị sử dụng, không chỉ góp phần giữ hình ảnh cổ kính mà còn là những minh chứng sống động của lịch sử, của nguồn cội mỗi người dân Đồng Tháp. Việc phát huy giá trị di sản văn hóa đình làng và nhà cổ kết hợp với phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, nhằm giữ gìn và tôn vinh giá trị lịch sử - văn hóa của các bậc tiền nhân để lại, giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng du lịch phong phú của tỉnh nhà là rất cần thiết.

Thừa Thiên Huế: Nhiều mô hình hay về công tác giáo dục di sản văn hóa trong học đường

Di sản văn hóa đã, đang và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội; là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa; góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong những năm qua, di sản văn hóa đang thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đó cũng là những nội dung mà Thừa Thiên Huế đang triển khai, đạt được những kết quả tốt và xuất hiện những mô hình, cách làm hay về công tác giáo dục di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Lai Châu: Quan tâm huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Là tỉnh miền núi nằm ở tận cùng Tây Bắc của Tổ quốc, giao thông đi lại khó khăn nhưng Lai Châu thường xuyên quan tâm, huy động mọi nguồn lực để phát triển văn hóa, từ đó thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch, hình thành nếp sống văn mình, giàu bản sắc nơi ven trời Tây Bắc.