• Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống

Người cựu chiến binh “dân vận khéo”

Phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống anh hùng của bộ đội Cụ Hồ, với 61 tuổi đời, 39 tuổi Đảng, 38 tuổi quân (tính đến 2024); năm 2021 sau khi rời quân ngũ, ông Khuất Duy Tuần (sinh 1963) tại làng Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã vượt lên mọi khó khăn để dân vận khéo, bền bỉ phấn đấu trên mặt trận mới của một người cựu chiến binh cao tuổi.

Sống chan hòa với mọi người

Chan hòa là một biểu hiện tình cảm, một cách sống vui vẻ, hòa đồng không xa lạ, cách biệt với người khác. Sống chan hòa là biết rung động, thấu cảm, yêu thương, giúp đỡ mọi người; sẵn sàng tham gia và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của tập thể, cộng đồng. Người sống chan hòa luôn gần gũi, cởi mở, chào hỏi mọi người. Họ luôn biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ người khác. Một trong những tấm gương tiêu biểu nhất cho lối sống chan hòa, phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, dù cương vị là Chủ tịch nước nhưng đi đâu, làm gì, với ai, Bác cũng đều sâu sát, gần gũi, chan hòa, không bao giờ tự tách biệt mình kể cả trong sinh hoạt lẫn trong công tác.

Tấm lòng thơm thảo của cựu chiến binh

Mặc dù đã 77 tuổi, nhưng suốt nhiều năm qua, Cựu chiến binh, thương binh hạng 4/4, Nguyễn Văn Tỷ (Chín Tỷ), ở ấp 6, xã Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), luôn tiên phong, gương mẫu trong phong trào thiện nguyện tại địa phương.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Chức gương mẫu và phát triển kinh tế

“Dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi để tạo đột phá trong phát triển kinh tế và năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong các hoạt động xã hội cũng như giúp đỡ các gia đình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi… đó là nhận xét của nhiều người khi nói về ông Nguyễn Văn Chức - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chu Văn An - Nhà sư phạm mẫu mực

Chu Văn An (1292 – 1370), tên thật là Chu An, quê thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Ngay từ khi còn bé, Chu Văn An đã nổi tiếng là một người cương trực, biết giữ mình trong sạch, tiết tháo, không cầu danh lợi. Ông thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Điểm nổi bật trong công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của ông là việc sáng lập trường học trong nhân dân và đã đạt được rất nhiều kết quả tốt. Uy tín của ông vang dội, được cả nước biết đến, có cả học trò từ Kinh Bắc, Sơn Nam, Châu Hồng, Châu Hoan đến học chật cửa. Có người đỗ đạt cao như Lê Quát đỗ Tiến sĩ đời Trần Dụ Tông và Phạm Sư Mạnh đỗ Tiến sĩ đời Trần Minh Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, tức Tể tướng… và đã trở thành cái mốc quan trọng trong lịch trình tiến hóa nền giáo dục của nước ta.

Phía sau những lỗi lầm

Con người sinh ra, dù là bậc vĩ nhân hay người bình thường, ai cũng có thể phạm phải lỗi lầm, dù ít dù nhiều, dù nhỏ dù lớn. Điều quan trọng là chúng ta sẽ chọn cách đối diện với lỗi lầm ấy và thay đổi bản thân như thế nào.

Người cựu chiến binh hết lòng với quê hương

Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Võ Xuân Nghiêm, Trưởng Tiểu ban liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn Tây Đô vẫn ngày ngày cần mẫn, hòa mình vào nhịp sống quê hương. Nhìn ông ít ai nghĩ, sau dáng vẻ giản dị, chất phác ấy là một câu chuyện đầy cảm hứng về người cựu chiến binh luôn hết lòng vì địa phương, xóm làng.

Chuyến xe "0 đồng" chở nặng yêu thương

Họ là những chàng trai, cô gái dân tộc thiểu số làm nghề lái xe dịch vụ, chứng kiến nhiều trường hợp phải đi cấp cứu, điều trị tại cơ sở y tế trong điều kiện khó khăn, vất vả nên đã thấu hiểu và mở rộng tấm lòng sẻ chia, hỗ trợ bà con. CLB do một cán bộ Công an xã Đèo Gia tập hợp và điều phối: Đại úy Vũ Tiến Đạt. Các tài xế Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện chuyến xe "0 đồng" khu vực xã Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã viết nên câu chuyện ấm áp về tình người nơi rẻo cao.

Phép lịch sự trong cuộc sống

“Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới” (George D. Powers). Lịch sự là cách ăn nói hoặc cư xử nhã nhặn, lịch thiệp, biết tuân theo lề lối chuẩn mực khi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. “Cho dù bạn là ai và bạn đang ở đâu, bạn luôn luôn là người sai nếu bạn tỏ ra thô lỗ” (Maurice Baring). Vậy nên, nếu bạn mang sự tôn trọng, chân thành và văn hóa đối đãi với mọi người, chắc chắn bạn sẽ nhận lại những điều tuyệt vời từ cuộc sống.

Vị tướng đầu tiên của ngành Quân giới

Những con đường nhỏ hẹp ngày nào của xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long dần rộng mở thênh thang. Con đường đó dẫn về xóm nhỏ mà hồi xưa có tên là làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình.

Bản tính tốt đẹp của mỗi người

Bản tính được hiểu là tính cách, cá tính sẵn có, sinh ra đã có, tự nhiên… của mỗi người. Ví như: bản tính cần cù, thật thà, chất phác, yếu đuối, lương thiện, độc ác, xấu xa,… Mỗi người đều có bản tính riêng của mình để tồn tại và hòa hợp chung sống với cộng đồng. Bản tính thể hiện qua: suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm,… với mọi người trong cuộc sống thường ngày. Nếu luôn giữ được bản tính tốt đẹp, mỗi người sẽ nhận về mình nhiều món quà ý nghĩa.