• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Sắp xếp lại để khai mở không gian văn hóa phát triển

Việc Quốc hội thông qua sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 để chính thức hóa mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – cùng với quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính, đã mở ra một bước ngoặt lớn không chỉ trong tư duy tổ chức nhà nước, mà còn trong cách chúng ta tiếp cận không gian văn hóa quốc gia. Đây không chỉ là sự tinh gọn bộ máy về mặt kỹ thuật hành chính, mà còn là một hành động mang tầm vóc văn hóa sâu sắc – khi giang sơn được sắp xếp lại không phải để triệt tiêu khác biệt, mà để tạo nên một chỉnh thể hài hòa hơn, hiệu quả hơn và giàu bản sắc hơn.

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) – Động lực đổi mới thể chế, kiến tạo nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ nhân dân

Ngày 24/6/2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) với sự đồng thuận cao. Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách thể chế, nhằm xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính và thực sự vì dân.

Tự hào và trách nhiệm của người cầm bút

Kể từ khi Báo Thanh Niên ra đời ngày 21/6/1925 do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đến nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua 100 năm vẻ vang, phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Báo chí đã trở thành vũ khí sắc bén đấu tranh cách mạng, tập hợp các tầng lớp nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng lên làm cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc.

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Cách đây tròn 100 năm, vào ngày 21-6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta, cơ quan ngôn luận của Hội Cách mạng Thanh niên Việt Nam. Thông qua báo Thanh Niên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin với đường lối cứu nước, cứu dân theo yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, từng bước thoát khỏi tình trạng mờ mịt, cùng đường của tầng lớp sỹ phu, văn thân yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Báo chí số với việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể hiện nay

Báo chí số đang trở thành công cụ quan trọng và linh hoạt trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam. Việc vận dụng các lợi thế của báo chí hiện nay đang ứng dụng công nghệ số và truyền tải thông tin trên môi trường số không chỉ giúp Di sản văn hóa phi vật thể đến gần với công chúng hơn mà còn góp phần thúc đẩy sáng tạo, đổi mới trong công tác truyền thông văn hóa. Bài viết đề cập đến báo chí và báo chí số, những thách thức của báo chí số đối với các nhà báo hiện nay.

Vai trò của báo chí trong phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Từ khi Báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập năm 1925 ra đời, báo chí Việt Nam đã khẳng định vai trò là công cụ tuyên truyền cách mạng và vũ khí sắc bén để bồi đắp tâm hồn, giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua một thế kỷ, báo chí luôn kiên định sứ mệnh phản ánh hiện thực, dẫn dắt tinh thần thời đại và nuôi dưỡng giá trị văn hóa bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0, báo chí càng giữ vai trò quan trọng trong gìn giữ bản sắc, phát huy sức mạnh con người Việt Nam và khơi dậy khát vọng phát triển. Báo chí không chỉ là dòng chảy thông tin, mà còn kết nối ký ức, lý tưởng và khát vọng dân tộc trong kỷ nguyên mới.

Phẩm cách người làm báo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc, phẩm cách người làm báo Việt Nam không chỉ là tiêu chuẩn nghề nghiệp cá nhân, mà còn là một phần cấu thành nên sức mạnh mềm quốc gia. Báo chí cách mạng không chỉ đưa tin, phản ánh hiện thực, mà còn là lực lượng kiến tạo xã hội, lan tỏa niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển. Phẩm cách của người làm báo, bao gồm bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và tinh thần phụng sự nhân dân chính là nền tảng giúp báo chí giữ vững vai trò định hướng tư tưởng trong một môi trường truyền thông đầy biến động. Trước những thách thức từ chuyển đổi số, thương mại hóa báo chí, và các nguy cơ xuyên tạc, chống phá từ thế lực thù địch, việc củng cố phẩm cách nghề báo là nhiệm vụ sống còn. Bài viết nhấn mạnh rằng phẩm cách không tự có, mà cần được bồi đắp từ môi trường làm việc minh bạch, chính sách đãi ngộ hợp lý và văn hóa tòa soạn lành mạnh. Đó là điều kiện tiên quyết để báo chí tiếp tục xứng đáng với sứ mệnh cao cả: vì dân tộc và vì tương lai đất nước.

Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025): Trên hành trình đi tới ngày mai...

Dòng chảy trăm năm của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc, gắn liền với vai trò kiến tạo và dẫn dắt của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một thế kỷ mà những người làm cách mạng nước ta đã sớm nắm bắt trong tay một thứ vũ khí sắc bén, hiệu quả: báo chí vô sản. Báo chí vô sản ngay từ khi ra đời đã lập tức bước vào cuộc đấu tranh cực kỳ cam go, khốc liệt nhằm chống thực dân phong kiến, giành và giữ chính quyền, kiên cường và bền bỉ thực thi mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập toàn cầu cho đến ngày nay. Trong tiến trình ấy, báo chí không chỉ là công cụ tuyên truyền, cổ động cách mạng mà còn là nơi hun đúc tư tưởng, định hướng dư luận, góp phần quan trọng vào sự nghiệp vệ quốc và kiến thiết đất nước, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiến pháp sửa đổi 2025: Cột mốc lập hiến - điểm tựa văn hóa - động lực phát triển

Ngày 16-6-2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Hiến pháp sửa đổi 2025 với sự đồng thuận tuyệt đối của các đại biểu – một sự kiện mang dấu ấn đặc biệt trong lịch sử lập pháp nước nhà. Không chỉ là thành quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học và dân chủ, bản Hiến pháp sửa đổi lần này còn thể hiện bước tiến vượt bậc trong tư duy thể chế, tinh thần đổi mới và khát vọng phát triển đất nước.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam: Một thế kỷ chiến đấu và nhân văn

100 năm trước, ngày 21-6-1925, Báo Thanh Niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ dấu mốc lịch sử đó, đội ngũ báo chí cách mạng Việt Nam đã có một thế kỷ chiến đấu vẻ vang, luôn đồng hành cùng đất nước và dân tộc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa lâu đời với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa. Trong các danh nhân ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam trong thời đại ngày nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính là sự nhất quán giữa quan điểm và hành động. Người đã cụ thể hóa ý tưởng chiến lược văn hóa mà mình ấp ủ trên một chương trình hành động cho mỗi tập thể, cho mỗi cá nhân đối với đất nước. Bài viết đề cập đến quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời, cũng nêu thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa ở TP.HCM thời kỳ đổi mới (từ 1986 - nay).