• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Phát hiện về Bảo vật quốc gia quý hiếm của nền văn hóa Sa Huỳnh (*)

Từ năm 2002 – 2004, tại di chỉ Lai Nghi, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) nằm trong lưu vực sông Thu Bồn, cách thành phố Hội An khoảng 5km về hướng Tây Bắc, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm chuỗi trang sức bằng vàng, cùng hai di vật độc đáo gồm: một hạt chuỗi mã não chạm hình con chim nước và một hạt khác thể hiện hình một con hổ. Đây là di vật rất hiếm hoi trong các di tích thuộc giai đoạn sơ kỳ thời đại đồ sắt ở vùng Đông Nam Á của nền văn hóa Sa Huỳnh, vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1712/QĐ-TTg, ngày 31/12/2024 về việc công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 3).

Lãng mạn với hồ Kẻ Gỗ

...Nghệ Tĩnh mình ơi! Sông Lam rọi núi Hồng/ Bạn về theo bạn đào núi ngăn sông/ Đất trời như vẫn vang vang lời trống giục/Mặt hồ lay động nên sóng mênh mông/Từng đàn cá lội cây lúa thêm nặng bông*... Những lời ca hừng hực, đầy khí thế, lạc quan ngày nào gợi cho người ta nhớ tới đến hồ Kẻ Gỗ - Một công trình thủy lợi lớn nhất Hà Tĩnh lúc bấy giờ!

Từ “Hội thảo khoa học võ” đầu năm 2025 nghĩ về các tiến sĩ võ Bình Định

Vào hai ngày 4 - 5/1/2025, Sở VHTT tỉnh Bình Định đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”. Hội thảo nhằm tập hợp ý kiến chuyên gia, các nhà nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể phục vụ cho việc hoàn thiện hồ sơ Võ cổ truyền Bình Định đệ trình UNESCO xem xét ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin được gửi tới quý bạn đọc chuyện thú vị về trường thi tiến sĩ võ ngày xưa ở đất võ.

Những nét đặc sắc về con người, lịch sử, văn hóa của vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam

Phú Thọ mấy ngàn năm trước là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi Vua Hùng chọn làm kinh đô của nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất cội nguồn giàu đẹp ấy, tổ tiên ta đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, để lại những truyền thống vô cùng quý giá còn in đậm trong tâm khảm, tính cách của người Phú Thọ hôm nay: giàu sáng tạo trong lao động, giàu lòng nhân ái trong lối sống, giàu khí phách trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giàu tình yêu quê hương, đất nước. Mỗi tên đất, tên làng, tên núi, tên sông ở vùng đất này đều gắn với kỳ tích dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Lễ dựng nêu của triều Nguyễn - nét đẹp trong truyền thống tâm thức người Việt

Lễ dựng nêu (hay còn gọi là lễ Thướng tiêu), ra đời theo phong tục cung đình ngày xưa của triều đình nhà Nguyễn vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Ngày nay, nghi lễ này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện lại thường niên vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội vật làng Sình - nét đẹp văn hóa của người dân cố đô Huế

“Dù ai đi đó đi đây/ Mồng mười Hội vật nhớ quay về Sình”. Hằng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, ở làng Lại Ân – tức làng Sình, xã Phú Mậu (nay là làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế) lại tưng bừng mở hội vật truyền thống đầu Xuân. Từ những ngày cuối tháng Chạp, trên khắp các nẻo đường dẫn về làng Sình đã tràn ngập sắc màu của cờ hoa, băng rôn, áp phích về Hội vật làng Sình.

Độc đáo hát múa Bả trạo đầu xuân ở đất võ Bình Định

Nguyễn Diêu quê ở làng Nhân Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông đậu Tú tài khoa Canh Tân thứ 13 (1860). Là người văn hay chữ tốt, học rộng biết nhiều mà thi mãi không đỗ Cử nhân. Lận đận với khoa cử, ông bước vào nghiên cứu kinh Phật, mở trường dạy học. Môn sinh của ông nhiều người đỗ đạt. Trong đó, có cụ Đào Tấn làm quan đến chức Thượng Thư. Nguyễn Diêu đã để lại nhiều tác phẩm nôm nổi tiếng. Trong đó ông đã viết vở tuồng hát múa bả trạo mà hiện nay hầu hết các lăng Ông Nam Hải đã vận dụng trong hát múa bả trạo tại lễ hội cầu ngư ở các vạn chài ở vùng duyên hải miền Trung…

Rắn và Rồng - hiện thực và lãng mạn

Trong 12 con giáp (thập nhị địa chi), Rồng (Thìn) và Rắn (Tỵ) na ná nhau về một vài bộ phận hình thể và xếp liền kề nhưng nội hàm ngữ nghĩa và bản chất sự vật thì khác nhau khá xa.

Nét đẹp văn hóa Tết trên sông ở Miền Tây

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, châu thổ Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là nơi sông nước hữu tình, hội tụ hệ sinh thái phong phú và nền văn hóa đặc sắc. Ngay từ buổi đầu mở cõi, cư dân nơi đây đã học cách sống chung với nước, tích lũy kinh nghiệm để hòa hợp với thiên nhiên, dần hình thành nét văn hóa riêng, ăn sâu vào tâm thức và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở miền sông nước ấy, mỗi mùa đều mang một dấu ấn riêng. Đặc biệt, Tết trên sông không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn trở thành biểu tượng cho hồn cốt của vùng đất “trên cơm, dưới cá”.

Tục “Tà moòi” - Nét văn hóa độc đáo của người Cơ Tu vào dịp đầu Xuân

Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, mỗi dịp Xuân về, đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam lại náo nức chuẩn bị cho hội “Tà moòi” – một phong tục truyền thống độc đáo và giàu ý nghĩa nhân văn. Đây không chỉ là dịp để thăm hỏi, gắn kết tình cảm giữa các gia đình mà còn là cầu nối gắn bó cộng đồng, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu đã được truyền qua nhiều thế hệ.

Về Hà Giang ăn Tết cùng người Bố Y

Người Bố Y còn có những tộc danh khác như Pu Y, Pầu Y, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Tại Hà Giang, người Bố Y sống tập trung ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và một số ít sống ở huyện Đồng Văn. Mặc dù sinh sống đan xen với các dân tộc khác như Nùng, Hoa, Giấy, Tày, Mông, Dao... song người Bố Y ở Hà Giang vẫn gìn giữ được những truyền thống văn hóa riêng có, độc đáo, đặc biệt trong lễ Tết cổ truyền.

Sắc màu văn hóa Tết truyền thống trong thơ

Đã từ lâu, Tết luôn là niềm mong mỏi của mọi nhà. Dẫu biết rằng năm nào chẳng có Tết và mỗi cuộc đời sẽ trải qua mấy mươi lần đón Xuân nhưng sao lòng người vẫn nhiều chờ mong, nhiều hồ hởi đến thế? Tết đến, không chỉ là Xuân của đất trời, cảnh vật mà còn là Xuân trong lòng người, Xuân của truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống ấy dù cho bối cảnh xã hội thay đổi như thế nào và dù cho những thăng trầm lịch sử vẫn luôn được hiện hữu, được duy trì, được lưu giữ/ bảo tồn qua năm tháng, qua các thế hệ, qua nếp cảm nếp nghĩ và qua trang viết của nhà thơ. Trong ý nghĩa như vậy, Tết không chỉ là dòng chảy của thời gian mà còn là “chiều kích” của không gian. Không gian ấy thể hiện ở giai đoạn khác nhau của thời gian tạo nên bức tranh đa màu sắc.