• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Mối quan hệ và thách thức của nghệ thuật chèo quân đội trong xã hội đương đại

Tóm tắt: Bài viết chú trọng vào việc khám phá mối liên kết giữa nghệ thuật chèo quân đội và môi trường xã hội ngày nay. Theo đó, tập trung vào việc phân tích sự tương tác giữa nghệ thuật chèo quân đội và các yếu tố văn hóa, giáo dục, truyền thống trong xã hội đương đại. Bằng cách tiếp cận từ góc độ nghệ thuật và xã hội học, bài viết nhằm hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của nghệ thuật chèo quân đội trong lòng cộng đồng ngày nay. Nghiên cứu đi sâu vào các thách thức mà nghệ thuật chèo quân đội đang phải đối mặt trong bối cảnh xã hội đương đại. Tác giả không chỉ mô tả các vấn đề, mà còn đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo quân đội, giúp nó phản ánh đúng bức tranh đa dạng, phong phú của xã hội đương đại và cung cấp cái nhìn sâu rộng về cách mà nghệ thuật và văn hóa tương tác thích nghi trong môi trường xã hội hiện nay.

Sự vận động thẩm mỹ nghệ thuật trong bối cảnh đương đại Việt

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu sự vận động thẩm mỹ nghệ thuật trên nhiều phương diện trong bối cảnh đương đại đa chiều ở Việt Nam. Trong dòng chảy biến đổi của bối cảnh văn hóa - xã hội và sự tương tác giữa các thế hệ thì những giá trị tinh thần sâu sắc và bản sắc cá nhân vẫn luôn là điểm cốt lõi. Đây là bài tham luận tại Hội thảo “Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật” do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tổ chức tháng 11-2024.

Một số vấn đề về phát hiện, bồi dưỡng tài năng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt: Tác giả đã phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác phát hiện và bồi dưỡng tài năng nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. Đây là tham luận tại Hội thảo “Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật” do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tổ chức tháng 11-2024.

Áp dụng văn hóa học và sân khấu học trong tiếp cận nghệ thuật đạo diễn kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh từ 2000-2020

Tóm tắt: Lịch sử kịch nói TP.HCM luôn phát triển mạnh và góp phần quan trọng vào sự hưng thịnh của sân khấu kịch nói Việt Nam. Một trong những nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng và sự phát triển của sân khấu kịch nói TP.HCM là vai trò của nghệ thuật đạo diễn. Công tác đạo diễn kịch nói TP.HCM tồn tại đã hơn nửa thế kỉ, gắn với tên tuổi của nhiều thế hệ nghệ sĩ, tạo ra nhiều vở diễn có chất lượng cao, nhất là trong giai đoạn 2000-2020. Bài viết áp dụng hệ thống lý thuyết căn bản về văn hóa và sân khấu học để nghiên cứu về việc thực hành đạo diễn trong bối cảnh văn hóa xã hội của ngành sân khấu hiện nay

Họa sĩ Dân Quốc - Người thiết tạo những không gian “sắc sắc không không” cho các vở chèo

Tóm tắt: “Sắc sắc không không” nghĩa là có mà không, không mà có, là một trong những triết lý căn bản của giáo lý đạo Phật. Triết lý này tưởng chừng mơ hồ, nhưng ở góc nhìn, tầm nhìn và cách nhìn khoa học biện chứng, thì hoàn toàn đúng với ý nghĩa vật chất của nó. Họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu chèo Nguyễn Dân Quốc đã lấy triết lý này làm phương châm cho sáng tạo của mình. Bài viết đã đưa ra nhiều dẫn chứng để cho thấy họa sĩ Nguyễn Dân Quốc đã vận dụng các nguyên tắc thuộc phương pháp thể loại chèo vào sáng tác thiết kế mỹ thuật trong hơn 120 vở chèo (hiện thực dân gian, hiện thực trong các truyện nôm khuyết danh, thần thoại, cổ tích, dã sử, lịch sử) và các vở chèo đề tài cách mạng và kháng chiến (còn gọi là chèo Cách mạng).

Tính dung hợp trong kịch nói ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Trải qua hơn 150 năm hình thành và phát triển kịch nói ở Sài Gòn - TP.HCM đã để lại những dấu ấn trong lòng công chúng các thế hệ. Mang trong mình những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, nên ngoài những điểm chung với sân khấu kịch nói nước nhà thì kịch nói ở TP.HCM còn mang những đặc điểm riêng, đó chính là: tính dung hợp. Bài viết tập trung vào các yếu tố thể hiện rõ tính dung hợp của kịch nói Sài Gòn - TP.HCM xét từ nguồn gốc ra đời, lực lượng nghệ sĩ và việc ứng dụng kịch hát truyền thống vào trong việc dàn dựng, biểu diễn các tác phẩm kịch nói.

Đào tạo và truyền dạy đối với nghệ thuật truyền thống

Hiểu một cách cơ bản, xã hội loài người tồn tại và phát triển được là do có sự học hỏi kế thừa tri thức, ký ức đã tích lũy được từ thuở “khai thiên lập địa”. Sự truyền dạy - hay “đào tạo” nói theo ngôn ngữ hiện đại-là một hoạt động vô cùng cơ bản của con người bên cạnh các hoạt động bản năng. Nhờ tư duy nên việc truyền dạy của con người phần nhiều có ý thức, có chủ đích, có tính toán nhằm đạt kết quả tốt nhất.