• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Vai trò giáo dục pháp luật trong đời sống gia đình hiện nay

Gia đình là nơi kết nối, gắn kết các thế hệ; giữ gìn, phát huy những chuẩn mực, giá trị, tinh hoa văn hóa truyền thống; là mạch nguồn vun đắp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Gia đình là trường học đầu tiên của con người, có chức năng giáo dục một cách tự giác và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình. Gia đình cũng là tổ ấm để nuôi dưỡng, bảo vệ con người một cách toàn diện nhất thông qua hệ thống pháp luật về gia đình và các quy định liên quan đến gia đình. Để gia đình ngày phát triển trong xã hội hiện đại, đảm bảo gia đình thực sự là ngôi nhà an toàn, hạnh phúc, chỗ dựa vững chắc nhất cho mỗi thành viên trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, cần phải đề cao và thường xuyên thực hiện nội dung giáo dục pháp luật trong đời sống gia đình. Bài viết nghiên cứu vai trò của giáo dục pháp luật và sự cần thiết phải nâng cao giáo dục pháp luật trong đời sống gia đình hiện nay.

Giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều khó khăn thử thách, sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế, ổn định chính trị, hội nhập quốc tế. Các thế lực thù địch, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, thâm hiểm chống phá hòng làm mọi người mơ hồ về nhận thức chính trị, lung lay niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, xa rời con đường đi lên CNXH. Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trở nên vô cùng phức tạp. Giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định con đường đi lên CNXH; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh không ngừng cuộc chiến chống tham nhũng, thực hiện tốt các quyết sách chiến lược về kinh tế - văn hóa - xã hội… là những giải pháp hữu hiệu để chúng ta giành thắng lợi.

Rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng “cần, kiệm, liêm, chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây 76 năm, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang trong giai đoạn khó khăn, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Lê Quyết Thắng đã viết 4 bài báo Cần, Kiệm, Liêm, Chính đăng trên báo Cứu quốc vào các ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6 năm 1949 nhằm quán triệt cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tích cực tham gia phong trào “Thi đua ái quốc”, góp phần đưa sự nghiệp “kháng chiến kiến quốc” đến thắng lợi. Hơn lúc nào hết, việc thực hành cần, kiệm, liêm, chính trở nên cấp thiết trong bối cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa”.

Chống lãng phí - nhiệm vụ khẩn trương, cấp bách để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước khẳng định, một trong những trở lực cho sự phát triển đất nước là tệ lãng phí. “Đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”(1). Việc thực hiện các giải pháp đồng bộ phòng, chống lãng phí tạo nguồn lực quan trong để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nét đẹp trong nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ là nơi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Mường, Dao, Cao Lan... Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, kho tàng ca dao, tục ngữ, lễ hội truyền thống riêng... góp phần làm nên nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”. Trong đó, các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian dân tộc Mường vẫn được thực hành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trường tồn cùng với sự phát triển của cộng đồng người Mường, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, cổ vũ động viên đồng bào xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa phương.

Lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 9/5/2025, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 2070/KH-BVHTTDL về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết) để triển khai thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng  thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.

Nội dung cơ bản Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (dự thảo Luật) đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV và được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện. Dự thảo Luật cũng đã được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng đã nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện và tiếp tục xin ý kiến các đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9.

"Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba”

Ở thời điểm hiện tại, có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết đến câu: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba/ Khắp nơi truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Song có một thực tế mà ít người tỏ tường là ngày giỗ Tổ này từng được tổ chức vào… mùa Thu, một trong hai mùa vốn được dành cho các kỳ tế lễ (xuân thu nhị kỳ) của cư dân nông nghiệp xưa. Phải đến năm 1917, cách đây vừa đúng 108 năm, Vua Khải Định nhà Nguyễn mới chính thức định lệ quốc tế (tế lễ cấp quốc gia) vào ngày 10 tháng 3 âm lịch theo đề xuất của quan Tuần phủ Phú Thọ lúc bấy giờ là ông Lê Trung Ngọc.

Độc đáo Lễ hội Bun Vốc Nặm của dân tộc Lào

“Bun Vốc Nặm” (Lễ hội té nước) là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lào tại Lai Châu, được tổ chức hằng năm với nhiều nghi lễ, diễn xướng độc đáo, mang ý nghĩa triết lý và sự gắn kết cộng đồng sâu sắc

Chuyển đổi số - động lực quan trọng đưa đất nước phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm xác định: chuyển đổi số là một trong những định hướng chiến lược. Chuyển đổi số cùng với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển đổi số là động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.