• Diễn đàn văn hóa > Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát huy nguồn lực văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Tóm tắt: Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, việc huy động và phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực văn hóa đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần nâng cao sức mạnh mềm trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế. Bài viết làm rõ vai trò của nguồn lực văn hóa trong sự phát triển đất nước, đồng thời, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Việt Nam hiện nay.

Anh trai vượt ngàn chông gai tiếp tục “gây sốt” trong năm 2025

Từ một chương trình truyền hình thực tế, Anh trai vượt ngàn chông gai đã có sức bứt phá mạnh mẽ vượt ngoài mong đợi để trở thành một hiện tượng giải trí nổi bật hàng đầu của năm 2024. Sự kiện này vẫn tiếp tục gây sốt trong năm 2025 với những buổi concert diễn ra tại TP. HCM và sắp tới là Hà Nội cùng bộ phim đặc biệt ghi lại những khoảnh khắc bùng nổ nhất cũng như hành trình tỏa sáng, khẳng định dấu ấn đậm nét của sự phát triển ngành công nghiệp giải trí Việt Nam.

Văn hóa - thành tố quan trọng để tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tóm tắt: Trong thời đại toàn cầu hóa, “sức mạnh mềm” - khái niệm do Joseph Nye đề xuất, nhấn mạnh khả năng thu hút thay vì ép buộc - đã trở thành yếu tố cốt lõi trong quan hệ quốc tế. Việt Nam đã chủ động tiếp cận khái niệm này thông qua việc nhấn mạnh sức mạnh mềm văn hóa như một công cụ quan trọng để nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia. Bài viết nhấn mạnh vai trò của văn hóa như một công cụ ngoại giao hiệu quả, giúp xây dựng hình ảnh quốc gia và tạo dựng mối quan hệ quốc tế; chỉ ra những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt. Đồng thời, bài viết đề xuất các giải pháp để phát huy sức mạnh mềm văn hóa, bao gồm tăng cường giao lưu văn hóa, đầu tư vào các trung tâm văn hóa và truyền thông, hợp tác chiến lược với các quốc gia khác.

Lan tỏa văn hóa dân tộc bằng âm nhạc

Trong thời gian qua, nhiều sản phẩm âm nhạc mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống được các nghệ sĩ trẻ thực hiện đã gặt hái nhiều thành công. Với cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn bằng âm nhạc, bằng hình ảnh, các nghệ sĩ đã góp phần đưa bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam đến gần hơn với khán giả trong nước và bạn bè quốc tế.

Làm mới nghệ thuật trên nền di sản - Tiền đề để phát triển công nghiệp văn hóa

Với những góc nhìn độc đáo, giới trẻ đã và đang không ngừng sáng tạo ra các tác phẩm hấp dẫn, từ điện ảnh, âm nhạc, đến mỹ thuật, sân khấu... Qua đó, không chỉ phản ánh đậm nét hơi thở cuộc sống đương đại mà còn góp phần định hình một Việt Nam mới, năng động và đầy màu sắc trên bản đồ văn hóa thế giới. Trong đó không thể không nhắc đến những đóng góp của các nghệ sĩ thế hệ đi trước.

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm : "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Kinh tế tư nhân đối với sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Trong hành trình phát triển của mỗi quốc gia, văn hóa không chỉ là dòng chảy ngầm chở che bản sắc dân tộc mà còn là nguồn lực cốt lõi, là chất keo gắn kết xã hội và là động lực tinh thần để con người vượt qua những thời khắc gian nan. Việt Nam, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, sở hữu một kho tàng văn hóa đặc sắc, phong phú, mang đậm bản sắc phương Đông kết hợp với tinh thần hội nhập cởi mở của thời đại mới.

Bảo tồn di sản văn hóa số và vai trò của thư viện

Tóm tắt: Bài viết nhận diện các xu hướng nghiên cứu chính gồm sự dịch chuyển từ bảo tồn di sản văn hóa truyền thống sang áp dụng công nghệ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy, tăng cường nền tảng giáo dục số và sự tham gia của cộng đồng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lưu trữ, bảo tồn dữ liệu di sản số. Thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa số, thúc đẩy truy cập mở và chia sẻ tri thức, đồng thời là đối tác công nghệ trong việc triển khai các giải pháp sáng tạo cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa số qua các công nghệ tiên tiến.

Bảo tàng trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tóm tắt: Việc từng bước chuyển đổi từ bảo tàng truyền thống sang bảo tàng số là một trong những thay đổi đáng kể và cần thiết để thích ứng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, rất ít bảo tàng ở Việt Nam theo kịp xu thế bảo tàng học hiện đại này nếu không nói là còn lạc hậu. Do đó, các bảo tàng ở Việt Nam cũng phải nỗ lực đổi mới các hoạt động bảo tàng theo hướng phát triển ngành công nghiệp bảo tàng để thu hẹp khoảng cách, chí ít là so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đảng lãnh đạo văn hóa từ năm 1975 đến nay và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tóm tắt: Sau khi thống nhất đất nước, Đảng ta tập trung vào việc xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN), thống nhất và đậm đà bản sắc dân tộc. Bước vào giai đoạn đổi mới (từ năm 1986), Đảng xác định văn hóa là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Các nghị quyết của Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa, con người là sức mạnh nội sinh để phát triển nhanh và bền vững đất nước, tiến bước mạnh mẽ vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: khơi dậy tinh thần yêu nước, xây dựng con người Việt Nam mới, phát triển các lĩnh vực văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa số. Bài viết trình bày chi tiết vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay, phân tích các giai đoạn lịch sử quan trọng, các nghị quyết của Đảng về văn hóa, và những định hướng quan trọng cho tương lai.