• Văn hóa > Di sản

Tái hiện nghi lễ Cúng sức khỏe (Nga yang asei mlei) của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk

Lễ cúng sức khỏe là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của đồng bảo dân tộc Ê Đê. Tổ chức lễ cúng sức khỏe thể hiện sự tôn kính, hiểu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, là dịp để các thành viên trong dòng tộc được quây quần bên nhau. Đến nay, nghi lễ này vẫn được cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk tổ chức và xem đó như một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống.

Độc đáo nghi thức Lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong

Lễ cúng máng nước (Tết máng nước) thường được người Ca Dong tổ chức vào những ngày đầu năm mới, sau khi kết thúc lễ hội ăn trâu, vì theo quan niệm của đồng bào thì vào mùa này, nguồn nước trong rừng sẽ trong lành, mát mẻ. Phong tục này xưa kia được tổ chức thường niên ở tất cả các làng, nóc. Xuyên suốt lễ hội là nghi lễ cúng đất trời, thần linh tại đầu nguồn nước, chân cây nêu và nhà già làng. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ca Dong, bởi đồng bào rất coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Nhân lực quản lý di sản văn hóa cấp xã/ phường ở Hà Nội tiếp cận từ góc nhìn di sản

Nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý di sản văn hóa, tuy nhiên, cấp xã/ phường ở Hà Nội không có nhân lực biên chế cho vị trí quản lý di sản, mà cán bộ công chức văn hóa xã hội (VHXH) sẽ đảm trách luôn công việc có liên quan đến lĩnh vực này. Hiện tượng tu bổ di tích sai lệch giá trị hoặc phá di tích làm lại mới hoàn toàn, một phần nguyên nhân do cán bộ quản lý di sản tại địa bàn không được trang bị kiến thức chuyên môn để giám sát và kịp thời phát hiện. Thực trạng nhân lực quản lý di sản văn hóa cấp xã/ phường đang thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cần thiết phải có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng này.

Đặc sắc trích đoạn tái hiện lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn (Hà Giang)

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tổ chức tại Lai Châu là dịp để các đồng bào giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những lễ hội và tín ngưỡng văn hóa đắc sắc, độc đáo của dân tộc mình. Trong đó, trích đoạn “Lễ cưới dân tộc Pà Thẻn” xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thu hút được sự quan tâm, khám phá của đông đảo nhân dân và du khách có mặt tại không gian Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu.

Độc đáo nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, tỉnh Tuyên Quang

Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối ngày 4-11-2023, tại không gian Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu, các nghệ nhân người Pà Thẻn đã tái hiện lại lễ hội độc đáo này trước đông đảo Nhân dân và du khách.

Tái hiện Lễ đuổi ma hỏa - “Nhé khố sinh” của dân tộc Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu, năm 2023, đoàn Lào Cai đã giới thiệu tới du khách nghi lễ “Nhé khố sinh” của dân tộc Bố Y. Trích đoạn do các nghệ nhân, diễn viên dân tộc Bố Y của xã Thanh Bình, xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai thể hiện.

Rực rỡ sắc màu “thổ cẩm” của đồng bào Pà Thẻn (Tuyên Quang)

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn đến từ Tuyên Quang đã góp phần làm tăng thêm vẻ sinh động, rực rỡ cho toàn bộ không gian Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu bằng những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và độc đáo. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, nhưng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Pà Thẻn vẫn giữ được nguyên giá trị nhân văn sâu sắc, đồng thời phản ánh đậm nét đời sống tinh thần cũng như niềm tự hào của người dân tộc Pà Thẻn.

Đồng bào M’nông “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Các dân tộc thiểu số (DTTS) có truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo, đa dạng đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong đó, các nghề thủ công truyền thống là một thành tố văn hóa chứa đựng nhiều giá trị, thể hiện nét riêng có của tộc người. Nhiều năm qua, chính quyền các cấp, các ngành chức năng đã có nhiều chủ trương, kế hoạch nhằm lưu giữ, khôi phục và bảo tồn những nghề thủ công truyền thống gắn với lịch sử phát triển của các DTTS. Tuy nhiên, đây là công cuộc khó khăn, cần nhiều thời gian và sự chung lòng của chính đồng bào nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Các nghề truyền thống của người M’nông như đan lát, dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ, rượu cần… cũng nằm trong xu thế ấy. Chính vì vậy, thật đáng quý biết bao khi ngày nay, vẫn còn những con người tâm huyết, một lòng muốn gìn giữ vẻ đẹp văn hóa của dân tộc mình.