• Văn hóa > Gia đình

Tập quán trong nghi lễ tang ma của người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn

Tang ma là một nghi thức rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, là nghi lễ cuối cùng trong chu kỳ đời người, là tập tục không thể thiếu trong đời sống xã hội của bất kỳ tộc người nào. Đối với người Nùng nói chung và người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn nói riêng, tang ma là một nghi lễ thể hiện rõ nhất đặc trưng văn hóa tộc người, là biểu hiện sinh động về quan niệm sống, về thế giới quan, nhân sinh quan và vũ trụ quan của con người. Họ quan niệm rằng con người có hai phần: phần linh hồn và phần thể xác. Linh hồn là phần không nhìn thấy được, nó tồn tại bên trong, là yếu tố quyết định sự sống hay chết của mỗi con người. Nếu một người đã chết thì hồn vía không còn tồn tại trong con người nữa, lúc này hồn sẽ về với tổ tiên hoặc sang thế giới khác do thần linh cai quản, vĩnh viễn không thể trở lại. Nghi lễ tang ma có thời gian kéo dài nhất trong các nghi lễ chu kỳ đời người, được tiến hành theo trình tự, hệ thống nhằm lý giải đường đi của con người từ cõi dương về cõi âm.

Đặc điểm hôn nhân của người Tày ở Tuyên Quang

Người Tày quan niệm hôn nhân là cách thức để hình thành nên gia đình, nơi được xem là đơn vị xã hội nhỏ nhất để có người nối dõi tông đường, có sức lao động, có người phụng dưỡng cha mẹ, cúng bái tổ tiên. Bên cạnh những nghi lễ phức tạp, tốn kém, hôn nhân còn là phương thức để tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội giữa những người kết hôn với nhau và với dòng tộc, cộng đồng. Bài viết tập trung phân tích sâu về đặc điểm hôn nhân của người Tày ở Tuyên Quang thông qua quan niệm về hôn nhân, về chọn vợ, chọn chồng và các nghi thức tổ chức lễ cưới.

Các mục tiêu trong chính sách gia đình ở châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

So với các nước châu Á, dân số châu Âu ngày càng có xu hướng giảm, điều này khiến các nhà cầm quyền lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững quốc gia. Mặt khác, họ còn mong muốn hướng tới xây dựng gia đình phát triển toàn diện, quan tâm đến vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách gia đình ở châu Âu đặt ra những mục tiêu nhằm nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của giá trị gia đình trong thời kỳ hiện nay.