Thông tin tư liệu > Chân dung văn hóa
Nổi bật
VÕ NGHIỆP CỦA TẢ TƯỚNG LÊ VĂN DUYỆT
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam trung đại, công lao của Lê Văn Duyệt luôn được ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như nội trị, ngoại giao, chiến lược, chiến thuật quân sự. Sử sách ca ngợi ông là danh tướng tinh thông võ nghệ, tài trí hơn người và mệnh danh là hổ tướng. Hơn 2 thế kỷ trôi qua, những đóng góp của ông vẫn có giá trị to lớn, để lại bài học sâu sắc về vai trò của cá nhân trong lịch sử.
GIAO THOA VĂN HÓA TÀY - VIỆT - NGA TRONG THI CA TRIỆU LAM CHÂU
Giao thoa văn hóa (GTVH) là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu và hội nhập toàn cầu. Dấu ấn GTVH trở thành đặc điểm nổi bật trong thi ca Triệu Lam Châu. Trong bài viết này, bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, chúng tôi làm rõ sự GTVH Tày - Việt - Nga trong sáng tạo thi ca của Triệu Lam Châu, thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác và dịch thuật, việc lựa chọn và thể hiện hình tượng nghệ thuật, các biểu tượng văn hóa của cả ba nền văn hóa Tày - Việt - Nga.
HỒ BIỂU CHÁNH VÀ BỨC TRANH TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
“Ăn mặc là tổng hòa của quan hệ giữa con người với tự nhiên, của các quan hệ xã hội. Với thời đại tiền công nghiệp, một nhà văn hóa đã nói: Hãy cho tôi biết anh ta ăn gì và mặc gì, tôi sẽ nói anh ta là ai!” (1). Trang phục hay văn hóa trang phục, trước hết thể hiện sự ứng phó với môi trường tự nhiên, đồng thời làm đẹp cho con người, thể hiện địa vị xã hội, biểu hiện văn hóa tộc người vì “mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang phục riêng, vì vậy, cái mặc đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc” (2). Các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cho thấy trang phục của người Việt ở Nam Bộ cũng không ngoài quy luật đó, đặc biệt, yếu tố giao lưu tiếp biến, yếu tố thời đại được thể hiện rõ nét.
NGƯỜI KHAI PHÁ TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN VÀ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN Ở VIỆT NAM
Phan Khôi (1887 - 1959) là một trong những tên tuổi lớn của báo chí, văn học, tư tưởng Việt Nam TK XX. Sở hữu di sản đồ sộ gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, khảo cứu, lý luận, phê bình văn hóa, văn học, dịch thuật, báo chí… những đóng góp của ông trên lĩnh vực văn hóa dân tộc là không thể phủ nhận. Đồng thời, ông còn được coi là hiện thân của một người tự do, đủ đầy khí phách của một nhà trí thức, nhà văn hóa. Tuy xuất thân trong một gia đình khoa bảng, nhưng Phan Khôi đã sớm từ bỏ lối học khoa cử, tìm học chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, hăng hái tham gia cuộc vận động duy tân, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Sự tiếp nhận tư tưởng, văn hóa phương Tây (cụ thể là văn hóa Pháp) ở Phan Khôi được biểu hiện một phần rất đặc trưng ở tư tưởng nữ quyền, lý thuyết phê bình nữ quyền.
MARX - HUSSERL: SỰ GẶP GỠ TẤT YẾU TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO
Là người dày công nghiên cứu hiện tượng học của Husserl, Trần Đức Thảo nhận thấy các phân tích cụ thể sẽ làm rõ ý nghĩa của chúng và được phát triển đầy đủ từ góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trần Đức Thảo viết: “Nếu Husserl vẫn còn ở lại với truyền thống của chủ nghĩa duy lý duy tâm, đánh dấu sự nở rộ muộn màng của giai cấp tư sản Đức và những điểm tiến bộ chớm hé nở của nó, thì sự phát triển của ông cũng chỉ chứng tỏ không hơn gì một sự khắc khoải thắc mắc ngày càng tăng về nền tảng hiện thực của những ý nghĩa được nhằm vào trong ý thức” (1). Do vậy, ông đã kết nối hiện tượng học Husserl với chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx, qua đó khẳng định giá trị của triết học Marx.
RABINDRANATH TAGORE VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG TRẺ EM TRONG MÂY VÀ MẶT TRỜI
Rabindranath Tagore được xem là thiên tài kỳ diệu của văn học Ấn Độ. Suốt cuộc đời, R.Tagore đã cất lên những bài đạo ca để tôn vinh, tỏ lòng sùng kính đối với con người. Qua các sáng tác, ông lên án xã hội với những quan niệm lạc hậu, sự phân biệt đẳng cấp, sự bất công và áp bức, bóc lột của thực dân khiến cho nhân dân Ấn Độ phải chịu nhiều đau khổ. Những sáng tác của ông luôn xuất phát từ lòng yêu thương con người và tập truyện ngắn Mây và mặt trời là tập truyện thành công trên nhiều phương diện, đặc biệt là tình yêu thương dành cho trẻ em. R.Tagore thường nhìn sâu vào thế giới nội tâm con người bằng đôi mắt của tình yêu thương con người, qua đó, người đọc thấy được quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của R.Tagore về con người, cuộc đời.
NHẠC SĨ VI PHONG VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN CA NGHỆ TĨNH
Vi Phong là một nghệ sĩ hoạt động ở nhiều lĩnh vực, từ sáng tác âm nhạc, làm thơ, đến nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian… Riêng hoạt động bảo tồn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 1975 - 2000, ông có nhiều đóng góp rất đáng ghi nhận. Với tư cách nhà quản lý văn hóa, ông tích cực thực hiện chủ trương bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, góp phần làm cho dân ca ví, giặm tiếp tục được gìn giữ và trao truyền trong thời kỳ đương đại.
HỒ CHÍ MINH KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) sinh ra trong một gia đình Nho học, từ nhỏ đã được giáo dục theo những chuẩn mực đạo đức của Nho gia, cùng các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chủ động kế thừa các giá trị đạo đức của Khổng giáo, phát huy và bổ sung những nội dung mới để xây dựng nên các chuẩn mực đạo đức cán bộ cách mạng Việt Nam, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng. Trong thời đại mới, cần hiểu rõ, trân trọng và học tập phương thức kết hợp truyền thống và hiện đại của Hồ Chí Minh.
CAO DUY SƠN VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA MIỀN NÚI QUA TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI
Cao Duy Sơn là nhà văn tiêu biểu trong hàng ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Tác giả cho rằng, muốn viết về đề tài miền núi thì trước hết phải bắt đầu từ sự hiểu biết đến am tường, hay nói cách khác phải thuộc văn hóa riêng biệt, đặc sắc của vùng miền ấy. Bởi vậy, trong sáng tác của ông, dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn đều mang đậm sắc thái văn hóa vùng miền nơi ông sinh ra, lớn lên và gắn bó. Cả đời chỉ theo đuổi đề tài miền núi, cho dù viết về cuộc sống khi xưa hay thời hiện đại đậm đặc những vấn đề thời sự nóng hổi thì văn hóa vẫn là yếu tố không thể thiếu góp phần làm nên hồn cốt, vẻ đẹp và sức sống cho những tác phẩm của ông. Khám phá dấu ấn văn hóa miền núi trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn, bạn đọc sẽ có được những cảm nhận mới mẻ, thú vị.