• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

Họa sĩ Hà Nội vẽ măng sét Báo Sài Gòn Giải Phóng

50 năm đồng hành cùng độc giả cả nước (1975 - 2025), Báo Sài Gòn Giải Phóng vẫn luôn là tiếng nói của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những mẫu măng sét (manchette) in trên đầu mỗi tờ báo từ số đầu tiên đến nay đều được vẽ bởi một họa sĩ Hà Nội. Đó là họa sĩ Vũ Hy Thiều.

Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu trên đường tiến về Sài Gòn ngày 30/4/1975

Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn, đất nước thống nhất, trọn niềm vui là kết quả của tinh thần yêu nước, sự cống hiến, hy sinh của quân và dân ta ở cả hai miền Nam Bắc, trong đó có sự đóng góp của rất nhiều văn nghệ sĩ. Trong đoàn quân trở về Sài Gòn vào ngày vui chiến thắng đó không chỉ có các chiến sĩ, cán bộ cách mạng mà còn có những nghệ sĩ từ chiến trường. Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu là một trong số đó. Ông trở về trong niềm hạnh phúc dâng trào của người họa sĩ - chiến sĩ, của đứa con miền Nam được trở về quê hương sau bao ngày xa cách. Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu là một trong những họa sĩ miền Nam tập kết ra Bắc, tình nguyện trở về chiến trường hoạt động và đi đến ngày cuối cùng của cuộc chiến. Nhiều ký họa, tranh đã ra đời trên đường chiến dịch Hồ Chí Minh và ông về Sài Gòn đúng ngày 30/4/1975.

Văn hóa sáng bừng giữa nơi “địa ngục trần gian”

Dẫu trải qua biết bao trận tra tấn dã man nơi ngục tù ác liệt, nhưng dưới chế độ lao tù của chính quyền Sài Gòn những nữ tù chính trị vẫn sáng ngời bản lĩnh người chiến sĩ Cộng sản kiên trung. Đặc biệt, những giá trị văn hóa tốt đẹp vẫn được gieo mầm, nảy nở giữa nơi sỏi đá khô cằn. Đến nay, đã 50 năm kể từ ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhưng ký ức về những ngày học tập, sinh hoạt dưới sự áp bức của nhà lao vẫn còn in sâu trong tâm trí những bông hồng thép bất khuất. Thay vì gọi là “bà”, tác giả bài viết xin được thân thương gọi họ là “cô”. Bởi đã nửa thế kỷ trôi qua, người phụ nữ năm nay đã ngoài thất tuần vẫn hừng hực nhiệt huyết như những cô gái thuở đôi mươi.

Thông điệp hòa bình trong ảnh của Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành

Nhà báo - Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành (NSNA Chu Chí Thành) sinh ngày 26/5/1944, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với các tác phẩm - Bộ ảnh: Từ ngục tối thắng lợi trở về, và 10 năm sau, năm 2022 ông tiếp tục được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật với các tác phẩm - Bộ ảnh: Hai người lính. Cuộc đời ông dường như gắn với sự nghiệp nhiếp ảnh. Những bức ảnh ông chụp mang khí thế “Đứng trên đầu thù”, thể hiện vẻ đẹp lạc quan, giá trị nhân văn và chứa đựng những thông điệp sâu sắc.

Phim tài liệu đồng hành cùng lịch sử

Với những đặc trưng của thể loại, điện ảnh tài liệu đã luôn đồng hành cùng quân và dân cả nước, phản ánh trực diện nhất những biến cố của lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những nghệ sĩ làm phim tài liệu như những người chiến sĩ mà mỗi bộ phim là một chiến công, không ít người trong số họ đã mãi mãi nằm lại chiến trường như những người lính đã hy sinh thân mình để góp phần vào ngày toàn thắng, non sông thống nhất 30/4/1975.

Bản anh hùng ca bi tráng về địa đạo Củ Chi

Dự án phim chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối là bản anh hùng ca bi tráng và xúc động về cuộc chiến trong lòng địa đạo cam go, nghẹt thở của một đội du kích 21 người tại căn cứ Bình An Đông, Củ Chi.

Thanh niên với nghệ thuật truyền thống: Gìn giữ tinh hoa, kiến tạo tương lai

Mỗi dịp Tháng Thanh niên, ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ cả nước lại bùng cháy, thôi thúc hàng triệu trái tim cùng chung tay thực hiện hàng chục nghìn công trình lớn nhỏ. Tinh thần xung kích, tình nguyện và sáng tạo của thanh niên Việt Nam đã biến mỗi tháng 3 thành một “trang vàng” rực rỡ trong lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam: Lan tỏa rộng rãi giá trị văn hóa dân tộc

Với sứ mệnh bảo tồn, lan tỏa giá trị, nét đẹp của Áo dài Việt Nam, đến nay, Câu lạc bộ DSADVN thuộc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam đã ra mắt 8 Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam (CLB DSADVN) tại các tỉnh. thành phố trong nước, 12 CLB tại nước ngoài. Với sự nỗ lực của các thành viên trong CLB, những giá trị tích cực, nét đẹp văn hóa truyền thống của tà Áo dài Việt Nam ngày càng lan tỏa rộng rãi.

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc

Năm 2025, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (ĐHMTVN) kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhân dịp đầu xuân mới, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với PGS, NGND, Họa sĩ Lê Anh Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHMTVN về thành tựu của Trường ĐHMTVN trong một thế kỷ qua. Họa sĩ Lê Anh Vân đã dành cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp đào tạo tại ngôi Trường này. Năm 2007, ông được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Văn hóa nghệ thuật trước yêu cầu chuyển mình mạnh mẽ

Bước vào Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang trở thành tâm thế của rất nhiều ngành nghề. Đứng trước của sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế, các ngành văn hóa nghệ thuật cũng cần có sự thích ứng để trụ vững và vươn cao cùng đất nước.