Thông điệp hòa bình trong ảnh của Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành

Nhà báo - Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành (NSNA Chu Chí Thành) sinh ngày 26/5/1944, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với các tác phẩm - Bộ ảnh: Từ ngục tối thắng lợi trở về, và 10 năm sau, năm 2022 ông tiếp tục được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật với các tác phẩm - Bộ ảnh: Hai người lính. Cuộc đời ông dường như gắn với sự nghiệp nhiếp ảnh. Những bức ảnh ông chụp mang khí thế “Đứng trên đầu thù”, thể hiện vẻ đẹp lạc quan, giá trị nhân văn và chứa đựng những thông điệp sâu sắc.

NSNA Chu Chí Thành

 

• PV: Thưa NSNA Chu Chí Thành, có thể gọi ông là một nhà báo, nghệ sĩ, chiến sĩ?

NSNA Chu Chí Thành: Vâng, tôi nghĩ gọi thế cũng đúng. Tôi được sống và làm nhà báo nhiếp ảnh đúng vào thời kỳ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn cuối cùng, giai đoạn căng thẳng nhất, ác liệt nhất.  Mỹ leo thang đến đỉnh điểm cuộc chiến rồi, không còn nấc thang nào cao hơn nữa, bắt buộc họ phải xuống thang, ngừng ném bom và chấp nhận hòa bình. Thời điểm ấy là bối cảnh sinh ra những bức ảnh mang thông điệp hòa bình của tôi. Các tác phẩm được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh của tôi cũng được chụp trong giai đoạn này.

• Ông trở thành phóng viên chiến trường khi còn rất trẻ, chắc hẳn ông còn lưu giữ nhiều ký ức thời tuổi trẻ đặc biệt đó?

Vốn là sinh viên Khoa Ngữ Văn, Ðại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp năm 1966, hoàn thành khóa đào tạo phóng viên Tin - Ảnh của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), năm 1967, chính thức cầm máy ảnh ra trận năm 1968, năm mở đầu Hội nghị Paris đàm phán v vic kết thúc chiến tranh Vit Nam. Tạm gác máy vào năm 1974, do được TTXVN c đi học ở Cộng hòa Dân chủ Ðức, tôi nhận bằng cử nhân thứ hai, khoa Báo chí Trường Ðại học Tổng hợp Karl Marx, Leipzig năm 1980.

Là phóng viên nh, tôi được trc tiếp theo dõi và ghi lại các diễn biến phức tạp của giai đoạn “đánh và đàm” từ năm 1968 đến đầu xuân năm 1973, kéo dài 5 năm, “đánh” ở Việt Nam, “đàm” ở Paris, Pháp. Chiến thắng ở mặt trận lúc này là sc mnh, là li thế cho các bên ép nhau ti hi ngh. Mỹ thay đổi chiến lược, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, tập trung ném bom bắn phá từ Khu Bốn cũ trở vào, hòng cắt đứt đường chi viện vào Nam của ta. Khu Bốn, đường Trường Sơn trở thành “túi bom”.

Tháng 4/1968, khi mới 24 tuổi, tôi được cử đi công tác vào “túi bom” đó trong 3 tháng. Năm 1969, tôi trở lại Khu Bốn thêm 2 tháng nữa. Lúc đó tuyến lửa Khu Bốn đang hừng hực khí thế chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta đánh trả cuộc chiến leo thang tàn bạo của đế quc Mỹ. Bộ đội cao xạ pháo Ðoàn Sông Gianh, công binh mở đường phà Long Ðại, bộ đội vận tải Ðường Trường Sơn, Ðại đội Nữ pháo binh Ngư Thủy,

Thanh niên xung phong Nghệ An, dân quân tự vệ Quảng Bình, Vĩnh Linh v.v… đều được tôi ghi lại trung thực.

Nghẹn ngào đón mừng các chiến sĩ thắng lợi trở về - Ảnh: Chu Chí Thành

Hai người lính.

Ảnh: Chu Chí Thành

 

• Thưa ông, các bức ảnh ông chụp phải chăng có chứa “thông điệp hòa bình” trong nó?

Ðúng là khi tôi chp các bc nh ca mình, tôi đều mong mun hòa bình nhanh đến vi đất nước, nhân dân chúng ta. Do công tác ở Tiểu Ban Chính trị Ngoại giao, nên tôi đã chụp được ảnh hoạt động của các tổ chức quốc tế yêu hòa bình đến Việt Nam, ủng hộ Việt Nam, trong đó có Jane Fonda và các sinh viên Mỹ. Tôi nhớ mãi đợt phóng thích ba tù binh phi công Mỹ vào tháng 9/1972, thể hiện thiện chí hòa bình của ta với mong muốn sớm kết thúc chiến tranh. Ðặc biệt có cả Peter Arsnett, nhà báo Mỹ từ chiến trường Quảng Trị vừa tới Hà Nội kịp thời chụp ảnh, đưa tin về sự kiện này.

Những bức ảnh tôi chụp sự kiện này cho thấy: Phi công Mỹ Markham Ligon Gartlley gặp mẹ, người mẹ tươi cười hạnh phúc bên con, họ sung sướng trước ống kính quay phim, chụp ảnh của các nhà báo quốc tế. Noris Alphonzo Charles gặp vợ tại lễ phóng thích, người vợ trẻ xúc động ôm chng mà ngỡ mình trong mơ, chị những tưởng chồng đã chết, nhưng người đàn ông ca ch đang đứng ở đây - Hà Ni - một xứ sở xa lạ. Trong ba người được thả có một phi công không có người nhà đến đón.

* * *

Cuộc trao trả tù binh này là mt thông điệp - một bức thư ngỏ cho nhân dân Mỹ và chính quyền Mỹ. Nhân dân M biết, nhưng chính quyền Mỹ phớt lờ, họ không quan tâm tới số phận những phi công trong tù, cũng như lòng mong mi ca nhng người m, người vợ, người con của các tù binh này. Ngược lại, họ đáp tr bằng các trận tập kích leo thang cao hơn. Mỹ đã huy động máy bay B.52 dội bom Hải Phòng, Hà Nội, với ý đồ đẩy Hà Ni trở về thời kỳ đồ đá. Những ngày đó, Chu Chí Thành đối mặt với B.52, 12 ngày đêm khói lửa dữ dội là 12 ngày đêm trực chiến, người gầy đen, không kém gì khi đạp xe đi chụp ảnh khắp Khu Bốn. Ông chp được nhiu b mt thm bi ca phi công M, c xác phi công M và xác máy bay B.52 ca M. Hà Ni đổ nát đau thương, Bnh vin Bch Mai, Khu ph Khâm Thiên b đánh sp. Ðy là nhng thông đip hòa bình” kiểu Mỹ! Những bức ảnh này của ông được TTXVN đưa lên sóng, phát đi khắp năm châu, đương nhiên nó cũng chp cánh đến Hi ngh Paris. Hà Ni không tr v thi k đồ đá như Tng thng M Richard Nixon tuyên b. Cái mà đầy p trong ng kính ca ông là hàng lot phi công M vào Nhà tù Hỏa Lò, rồi ra trình diện trước các nhà báo quốc tế! Ông tự hào về những bức ảnh của mình và của các đồng nghiệp là những thông điệp hòa bình bác bỏ hoàn toàn lời tuyên bố huyênh hoang vô nhân đạo của ngài Tổng thống Hoa Kỳ.

Ðược biết, ông cưới v năm 1973, vợ ông - bà Tuyết Lựu kể: Sau ngừng ném bom 20 ngày, chúng tôi tổ chức đám cưới mừng chiến thắng tại nhà riêng của bố mẹ tôi ở 26 Hàng Bột, Hà Ni. Trẻ em hàng phố đến xem đám cưới đầu tiên ca khu ph sau ngày ngừng bắn, chúng nhỏ to với nhau: “Chúng mày ơi! Chú rể đen quá!”.

Jane Fonda một trái tim người Mỹ - bệnh viện Bạch Mai tháng 7/1972.
Ảnh: Chu Chí Thành

Ngày 28/5/1968, Quảng Bình bắn rơi 1 máy bay F105 của Mỹ.
Ảnh: Chu Chí Thành

 

Sau đám cưới 20 ngày, Chu Chí Thành vào Qung Trị chụp ảnh cuộc trao trả tù binh trên sông Thch Hãn và vic thi hành Hip định Paris tại khu vực này. Chuyến đi ấy đã đem lai cho ông hai gii thưởng lớn: Giải thưởng Nhà nước năm 2012 vi bộ ảnh Từ ngục tối thắng lợi trở về và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2022 với bộ ảnh Hai người lính.

Ảnh thông tấn là ảnh đưa tin về sự kiện, sự việc và con người, trước hết nó cần chân thật, chính xác, nhanh nhạy kịp thời, rõ ràng phóng viên nào cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản ấy. Nhưng với Chu Chí Thành dường như ảnh của ông còn thắm đượm yếu tố tình cảm và tràn đầy chất Văn.

Từ ngục tối thắng lợi trở về là bốn bức ảnh thuộc bộ ảnh chụp trong sự kiện trao trả tù binh trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị năm 1973. 1. Thoát khỏi ngục tù là toàn cảnh những chiến sĩ của ta từ xuồng máy nhảy ào xuống giữa sông khi thấy đồng đội ra đón. 2. Nghẹn ngào đón mừng các chiến sĩ thắng lợi trở về, một trung cảnh với nước mắt của các y tá, bác sĩ dìu các chiến sĩ vào b Bc. 3. Hạnh phúc của những người chiến thắng, cảnh vợ chồng Trung tá Nguyễn Minh Sang và v ch Nguyn Th Hà cán bộ địch hậu gặp nhau sau 13 năm bị cầm tù trong các trại giam Mỹ Ngụy. 4. Những bước đi đầu tiên trên vùng giải phóng, là những cánh tay dìu nhau lên bờ Bắc, những tấm lưng trn đã trút bỏ quần áo tù ở bờ Nam, bước tới ngọn cờ Giải phóng đang tung bay vy gọi.

Còn Hai người lính là giây phút bùng nổ khát vọng hòa bình, hòa hợp dân tộc của những người cầm súng từ hai phía. Họ là những con người mang dòng máu Việt Nam. Chiến tranh đi qua, cơn ác mộng tan biến, họ là con một nhà, đúng tư tưởng của cha già dân tộc Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

Phải chăng Nhà báo - Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành được may mn thoát chết trong chiến tranh, được hưởng hạnh phúc ngay trong buổi đầu hòa bình, nên ông nhạy cảm với số phận con người của cuộc chiến? Sâu xa hơn theo ông, đó là lòng yêu nước, yêu hòa bình, tinh thần quật cường của dân tộc, những chiến thắng, những hy sinh mất mát hằng ngày của quân, dân cả nước và Hà Nội, mà ông chng kiến đã bồi đắp cho ông và đồng nghiệp của ông bản lĩnh vững vàng không hề run sợ trước hiểm nguy, khiến ông và đội ngũ phóng viên TTXVN lạc quan tin tưởng vào ngày toàn thắng. Ông là 1 trong 4 người của TTXVN được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong 14 người của TTXVN được tặng Giải thưởng Nhà nước. Ông cũng là 1 trong 3 người ca gii Nhiếp nh Vit Nam vinh d được Nhà nước tng cả Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh - Giải thưởng danh giá nhất về văn học, nghệ thuật.

Khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, 
viết trên vỏ bom bi do máy bay Mỹ rải xuống được dựng bên đường quốc lộ 1A tại Quảng Bình, 1968. 
Ảnh: Chu Chí Thành

Phi công Mỹ Markham Ligon Gartlley gặp mẹ tại lễ phóng thích 3 phi công tại Hà Nội tháng 9/1972.
Ảnh: Chu Chí Thành

 

 

THẠCH THẢO

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

;