Sân khấu - Nỗ lực thu hút khán giả

Sân khấu Việt Nam hiện có 2 khuynh hướng sáng tác cùng tồn tại. Một hướng làm vở dự thi để có giải thưởng, một hướng khác làm vở để kinh doanh bán vé. Các vở diễn dự thi đoạt giải thưởng thường rất khó bán vé. Ngược lại các vở diễn vừa phải phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả vừa đảm bảo nguồn thu thì hiệu ứng phòng vé khá tích cực.

Vở Những người khốn khổ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

 

NSND Thúy Mùi - Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam từng nhận định: “Chúng ta mải mê với kịch bản, đào tạo diễn viên, lo lắng về các vấn đề học thuật mà bỏ quên khán giả cho sân khấu đang ở đâu. Một vở diễn ra mắt, dù hay đến mấy mà không có khán giả thì cũng không có nhiều giá trị bởi chỉ để anh em trong nghề khen chê với nhau. Nhìn lại, chúng ta đã làm được những gì cho sân khấu, phải bắt tay vào làm trước khi trách khán giả thờ ơ”.

Lý giải điều này, nhiều nghệ sĩ cho rằng do đội ngũ sáng tác chưa tìm được sự đồng cảm của công chúng. Khán giả chưa chấp nhận bỏ tiền ra mua vé vì họ chưa tìm được s đồng cm, hng thú khi xem nhng v din. Đi sng sân khu chính là do khán gi to nên. V din thành công là phi có khán gỉa, phi chinh phc được khán gi.

Thực tế cho thấy giải thưởng vở diễn thì nhiều nhưng tác phm đot gii “ct kho” cũng không ít. Gần đây sàn diễn kịch, cải lương thiếu vắng những vở đề cập vấn đề nóng bỏng đang tác động đến nhiều mặt của xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao có nhiều trại sáng tác nhưng vẫn khan hiếm nguồn kịch bản mới, kịch bản hay? Xã hội ngày càng phát triển song, vẫn chưa có một vở diễn chất lượng cao từ kịch bản, hình thức dàn dựng, âm nhạc, diễn xuất, mỹ thuật trang trí cho đến vận dụng công nghệ tiên tiến.

Những tín hiệu vui của khán giả từ hai vở diễn Những người khốn khổ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và Trại hoa vàng, Sóng… của Nhà hát Tuổi trẻ cho thấy, khán giả không thờ ơ với sân khấu và nhạc kịch là một mảnh đất hứa hẹn cho các nhà hát. Đó cũng là một thách thức đối với những người làm nghề và hy vọng sẽ mang đến hơi thở mới, trẻ trung cho sân khấu.

Vở Trại hoa vàng của Nhà hát Tuổi trẻ
 

Vở nhạc kịch Sóng về cuộc đời nhà thơ Xuân Quỳnh

 

Cùng với nỗ lực đổi mới đó, mới đây, Nhà hát Cải lương Việt Nam mạnh dạn tiếp tục dự án sân khấu thể nghiệm kết hợp giữa cải lương và xiếc, vở Thượng Thiên Thánh Mẫu. Theo NSND Triệu Trung Kiên, đó là một nỗ lực tìm hướng đi mới cho cải lương. Nhiều năm qua, cải lương đã không ngừng tìm tòi, đổi mới. Trước đó, ci lương có nhng cuc phá cách kết hp vi ri trong v Ngạ quỷ, với xẩm, chèo trong Ngàn năm mây trắng, với xiếc trong Cây gậy thần. Sân khấu nói chung vốn dĩ rất khó khăn, cải lương càng khó khăn gấp bội trong hành trình đi tìm khán giả.

Trong Thượng Thiên Thánh Mẫu - vở diễn được xây dựng trên những huyền tích dân gian về Mẫu Liễu Hạnh - vị đệ nhất Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Việt Nam. Những huyền tích ấy đã ăn sâu, bám rễ trong tâm thức của nhiều thế hệ người dân Việt, vừa thấm đẫm chất thơ vừa chuyển tải những triết lý nhân sinh cao đẹp. Sự kỳ ảo của sân khấu, sự bay bổng của xiếc kết hợp với các giọng ca, tiếng đàn sẽ mang đến một tác phẩm mang sắc màu mới cho khán giả.

Trong một diễn đàn, giám đốc Nhà hát Cải lương chia sẻ: “Phải bắt tay làm thôi. Đổi mới lúc nào cũng khó khăn nhưng đổi mới hay là chết? Sân khấu phải vận động theo thời cuộc. Hy vọng sự tung hứng của xiếc kết hợp với ca cải lương lần này trên sân khấu vuông sẽ tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo khán giả đến rạp. Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của khán giả, đó cũng là cách lôi kéo khán giả của các loại hình nghệ thuật khác đến với cải lương”. 

Hòa chung vào xu hướng cần đổi mới, hướng đến khán gi, Nhà hát Kịch Hà Nội - đơn vị hiện đang tọa lạc ở “vị trí kim cương” phố Tràng Tiền cũng đã cho ra mắt nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ khán giả. Kịch mục của Nhà hát khá phong phú với các chương trình ca - múa - nhạc. Các tiểu phẩm hài Phòng tìm duyênTình huống khó xử, tiểu phẩm Internet về làng phục vụ khán giả vào các tối cuối tuần. Chùm bi hài kịch Những chuyện đời đều mang tính hài hước, phê phán châm biếm những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, sự trở lại của những vở kịch nổi tiếng của Nhà hát như Trái tim người Hà Nội, Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường, Làng song sinh, Mảnh đất lắm người nhiều ma thu hút lượng khán giả đến với Nhà hát.

Vở Trái tim người Hà Nội

 

Trước đó, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng đã cho ra mắt công chúng yêu nghệ thuật chuỗi chương trình đặc sắc bao gồm các vở diễn như Đêm trng, Kiu, Bnh sĩ, Người tt nhà số 5, Người yêu tôi hoa hu Tác phm mi nht mà Nhà hát Kch Vit Nam dàn dng là Người đi dép cao su - một vở kịch nói về Bác Hồ dựa trên tập kịch thơ cùng tên của nhà văn Kateb Yacine (Algeria). Đó không chỉ là một tác phẩm ca ngợi Bác Hồ kính yêu mà còn là một bản trường ca khắc họa sống động về đất nước, con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Nhà hát Cải lương Việt Nam lâu nay cũng được đánh giá là đơn vị nghệ thuật truyền thống nhưng không ngừng cải tiến nội dung kịch mục để phục vụ khán giả. Mới đây nhất, Nhà hát tiến hành dàn dựng kịch bản cải lương Mê Đê (kịch cổ điển Hy Lạp), thuộc hàng kinh điển thế giới. Vở kịch đã có tuổi đời 2.600 năm được diễn ở nhiều loại hình sân khấu trên thế giới. Ở Việt Nam, tác phẩm được dịch giả Hoàng Hữu Đản dịch ra Tiếng Việt và cũng đã được nhiều sân khấu dàn dựng. Bản của Nhà hát Cải lương được NSND Triệu Trung Kiên chuyển thể từ kịch bản thơ do NSƯT Lê Chức viết. Tác phẩm được đánh giá là phiên bản đảm bảo trọn vẹn giá trị của tác phẩm gốc, vừa mới mẻ, vừa mang giá trị nhân văn.

Có thể nói, lâu nay, một trong những điểm hạn chế của một số nhà hát công lập là có tác phẩm hay nhưng chưa có cách tiếp cận tốt đến công chúng. Trong đó, chưa có sự đầu tư xứng tầm cho công tác truyền thông, quảng bá và giới thiệu tác phẩm. Vì thế, tác phẩm hay nhưng chưa chú trọng đến quảng bá vở diễn nên khán giả không biết thông tin để đến xem. Nhng người làm ngh đều cho rng, sân khu đã đi qua giai đon hoàng kim và lâu nay đứng trước s cnh tranh vi nhiu loi hình gii trí hin đại khác. Vic sân khu gim sc hút cũng là điểu dễ hiểu. Điều này càng đòi hi nhng người làm sân khu phi nghĩ ra được nhng phương thc phù hp để kéo khán gi ti rp.

Một trong những điều dễ nhận thấy ở các tác phẩm của Nhà hát Tuổi trẻ là sự chủ động trong việc tiếp cận với khán giả trẻ. Cụ thể là việc đưa yếu tố trẻ vào các vở diễn dù vở diễn đó mang đề tài, thông điệp gì. Có những vở kịch còn nguyên giá trị đến ngày nay chính vì hình thức sinh động, nội dung gần gũi với giới trẻ. Nhà hát Kịch Việt Nam cũng ý thức được việc phải kéo khán giả trẻ tới rạp.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để có thể khiến khán giả đặt chân tới rạp, để sân khấu liên tục được sáng đèn thì đầu tư vào kịch bản, chất lượng vở diễn là điều quan trọng nhất. Đặc biệt, các Nhà hát đều hy vọng các tài năng trẻ sẽ là những nguồn lực quan trọng tạo ra những vở diễn đặc sắc.

Trong xu thế đó, nhiều tác giả kiến nghị: Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 2023 cần khuyến khích tác phẩm đoạt giải có sự quảng bá thật sự, có tiềm năng bán được vé khi công diễn ra rạp. Có như vậy thì mới thật sự phát huy hiệu quả của cả quá trình lao động nghệ thuật và đưa v din đến vi khán giả.

Vở Ngàn năm mây trắng

 

THU THỦY

Nguồn: Tạp chí VHNT số 544, tháng 8-2023

 

;