• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hình thành từ các sáng kiến xã hội, nhằm giải quyết nhu cầu xã hội và sử dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ đó. DNXH có tiềm năng kiến tạo hài hòa hiệu quả kinh tế và xã hội, do đó được coi là mô hình doanh nghiệp của TK XXI. Hiện nay, ở Việt Nam, nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có những phương thức quản lý nhà nước (quản lý vĩ mô) và quản trị doanh nghiệp (quản lý vi mô) phù hợp để thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ, bền vững của các doanh nghiệp văn hóa - chủ thể của công nghiệp văn hóa. Nghiên cứu ứng dụng mô hình DNXH trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa là một hướng đi thực tiễn, đầy triển vọng.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội)

Huyện Thanh Trì thuộc ngoại thành phía Nam của Thủ đô Hà Nội, là vùng đất có bề dày lịch sử, cách mạng vẻ vang, hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc riêng, và được mọi người biết đến với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề dệt Triều Khúc, làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc… Sự hình thành, phát triển của các làng nghề không chỉ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động địa phương mà còn góp phần quan trọng gìn giữ, lưu truyền tri thức, kinh nghiệm, nét đẹp tinh hoa nghề xưa - hun đúc nên từ cả một quá trình dài kế thừa, tích lũy.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là giá trị cốt lõi của phát triển Đảng, trong đó xây dựng và chỉnh đốn là khâu then chốt trong xây dựng Đảng, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính “làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, từ đó đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội xét lại và bất mãn chính trị về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Trang sức trong đời sống phát triển của người Việt

Trang sức với vẻ đẹp tinh xảo, lấp lánh, được con người ưa chuộng tô điểm cho bản thân thêm thu hút, hoàn mỹ. Trang sức xuất hiện từ lâu đời với những di chỉ khảo cổ được tìm thấy. Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, ở mỗi thời kỳ lịch sử, nghệ thuật trang sức đều mang những đặc điểm thẩm mỹ của thời đại, cùng mục đích sử dụng trang sức được thay đổi theo quan niệm của con người trong ý nghĩa làm đẹp và trang trọng. Bởi vậy, để nhìn nhận ý nghĩa của trang sức trong đời sống phát triển người dân Việt, bài viết làm rõ những đặc trưng và ý nghĩa của trang sức qua các thời kỳ lịch sử với góc nhìn phù hợp nhất.

Tổ chức sự kiện trực tuyến sau đại dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức

Để thích ứng với bối cảnh đại dịch COVID-19, các sự kiện trực tuyến được tổ chức để thay thế cho các sự kiện tổ chức trực tiếp theo hình thức tập trung. Đây là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các sự kiện trực tuyến trở nên đa dạng và chuyên nghiệp hơn khi trở về trạng thái bình thường mới. Bài viết trình bày những cơ hội và thách thức của các sự kiện trực tuyến sau đại dịch COVID-19.

Hiệu quả thực hiện tiêu chí về hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tà Đảnh (An Giang)

Xây dựng nông thôn mới nâng cao là chủ trương, chính sách hợp lòng dân nên sớm đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đối với xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, để thực hiện hiệu quả tiêu chí về hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, quan trọng nhất là việc đổi mới nội dung, phương thức tạo thành phong trào rộng lớn, có sức lan tỏa mạnh đến cả hệ thống chính trị và nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn của xã.

Hiệu quả của mô hình tự quản cộng đồng nhìn từ Tổ nhân dân tự quản khu vực biên giới của tỉnh Đồng Tháp

Trong những năm qua, nhiều mô hình tập hợp nhân dân cùng tham gia các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội đã ra đời ở tỉnh Đồng Tháp. Các mô hình này từng bước làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân trên địa bàn dân cư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc vươn lên làm giàu, phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Mô hình Tổ Nhân dân tự quản được ra đời ở Đồng Tháp với mục tiêu “tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự quản” đã góp phần khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong các hoạt động của cộng đồng, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực biên giới

Giải pháp cơ bản phát huy vai trò của chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề cấp bách, thường xuyên, lâu dài, hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong có đội ngũ cán bộ chính trị của quân đội. Việc nghiên cứu, xác định giải pháp cơ bản phát huy vai trò của chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.