Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện
Nổi bật
Nghệ An: Phát động hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình” và Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2023
Tối 9/6 tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động và chương trình nghệ thuật hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình” và kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2023.
Hội diễn Nghệ thuật quần chúng ca khúc cách mạng: Vang mãi những khúc ca tự hào
Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng ca khúc cách mạng với chủ đề "Tự hào giai điệu Tổ quốc". Hội diễn quy tụ 28 đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Điểm sáng ở Nam Đàn: Có một xóm văn hóa và Nhà văn hóa xóm như thế!
Xóm 8, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn có tuyến đường du lịch ven dãy núi Đại Huệ đi qua và là địa bàn cửa ngõ khu Du lịch văn hóa tâm linh chùa Đại Tuệ. Xóm có diện tích tự nhiên 113,32 ha; quy mô dân số 256 hộ với 1.026 nhân khẩu. Hệ thống giao thông có tổng chiều dài 7,5km.
Câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên: Góp phần lưu giữ và lan tỏa hồn quê xứ Nghệ
Xã Hưng Tân nằm ở vùng giữa huyện Hưng Nguyên, cách thành phố Vinh khoảng 7km, có tổng diện tích tự nhiên 480 ha, trong đó diện tích canh tác nông nghiệp 267 ha. Toàn xã có 1.250 hộ dân, 4.280 người sinh sống trên địa bàn 9 xóm dân cư. Đảng bộ xã đạt “trong sạch, vững mạnh” 15 năm liên tục với gần 300 đảng viên, sinh hoạt tại 12 chi bộ. Xã Hưng Tân cũng là “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” đầu tiên của huyện Hưng Nguyên vào năm 1998.
Xóm 8, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc: Làng văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh Nghệ An
LTS: Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An luôn quan tâm đầu tư chính sách, nguồn lực cho văn hóa nói chung, văn hóa cơ sở nói riêng. Năm 2022, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động chủ đề năm công tác của ngành VHTTDL: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”. Trong số này, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật giới thiệu một số mô hình điểm về văn hóa cơ sở tại Nghệ An do phóng viên thực hiện.
Đẩy mạnh công tác số hóa lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống
Lễ hội là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở Việt Nam từ lâu đời, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống của cộng đồng.
Giỗ tổ Hùng Vương - thiêng liêng niềm tin, thành kính hướng về cội nguồn dân tộc
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời, chiếc nôi văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Hơn một ngàn di tích lịch sử văn hóa hiện còn là minh chứng hết sức sống động trong đó có di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nơi thờ các Vua Hùng có công mở nghiệp sơn hà. Hành trình lịch sử dựng nước cũng là hành trình lắng đọng, bồi đắp những lớp phù sa tạo nên độ dày của hệ giá trị vật chất và tinh thần. Mỗi vùng quê nằm trên dải đất cong cong hình chữ S đều là không gian văn hóa để chúng ta không ngừng khám phá tìm ra những giá trị mới mẻ, bất ngờ, thú vị. Phú Thọ - đất Tổ Hùng Vương là vùng đất khởi đầu của những giá trị ấy, vùng đất hòa quyện giữa truyền thuyết và lịch sử.
Hát Xoan, hồn dân tộc vùng đất Tổ
Có một làn điệu được cất lên từ chính điệu hồn của nhân dân lao động, được khởi thuỷ từ thời đại Hùng Vương, lưu truyền cho đến ngày nay, mang đậm triết lý nhân sinh và thấm đượm hồn dân tộc. Đó là hát Xoan của vùng đất Tổ.
Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Đồng
Mảnh đất Lâm Đồng hiện có 47 dân tộc sinh sống; trong đó, 3 dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa có nguồn gốc lâu đời là K’Ho (145.665 người), Mạ (31.869 người), Chu Ru (23.242 người). Tác động của cuộc sống hiện đại đã làm một số phong tục, tập quán, nhất là giá trị văn hóa các DTTS bản địa mai một. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt, ban hành Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2022, định hướng đến năm 2030”. Từ đề án, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS ở Lâm Đồng được quan tâm đầu tư và có nhiều chuyển biến.
Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới
Biển, đảo Việt Nam là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta quyết tâm phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam. Các thế lực thù địch coi đây là “mảnh đất vàng”, lợi dụng bóp méo sự thật, xuyên tạc chống phá. Yêu cầu đặt ra là mỗi cán bộ, đảng viên và người dân phải bóc trần, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, kích động, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.