• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Lâm Đồng: Lộc Tân giữ gìn và phát huy tốt giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn

Trong sắc trời mùa thu của Tây Nguyên, chúng tôi về với xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống mà trong đó đồng bào người Mạ và K’Ho chiếm phần lớn. Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền xã Lộc Tân và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đời sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều khởi sắc, diện mạo đổi thay, tạo nên một bức tranh phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội nơi vùng đất này.

Chàng trai trẻ giữ nghề tạc tượng gỗ dân gian Cơ Tu

Mới đây, có dịp ghé thăm xã Zuôih, một xã vùng biên của tỉnh Quảng Nam, cách thị trấn Thạnh Mỹ - trung tâm huyện Nam Giang khoảng 85km về hướng Tây Bắc, với 99% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống. Giữa lòng thung lũng thôn Công Dồn, dưới chân núi Coong Chang, chúng tôi ghé nhà anh Tơngôl Đơớch - Nghệ nhân Dân gian trẻ khi anh cùng các nghệ nhân của xã vừa đi tham gia Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” huyện Nam Giang lần thứ VI, năm 2024.

“Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, địa chỉ thiêng liêng tưởng nhớ Bác Hồ để tu dưỡng, rèn luyện và làm việc xứng đáng với Bác”

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc trong 15 năm cuối cùng của cuộc đời vì nước, vì dân. Khu di tích lưu giữ nhiều kỷ vật, hiện vật gắn liền với cuộc sống và sự nghiệp của Bác, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người, tư tưởng và phong cách sống của vị lãnh tụ vĩ đại. Đây không chỉ là nơi tưởng niệm Bác Hồ kính yêu mà còn là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Trong 55 năm qua (1969-2024), Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tới nhân dân trong cả nước cùng kiều bào và bạn bè quốc tế đến với Việt Nam, làm dày dặn, phong phú, sâu sắc, sáng tỏa hơn nữa di sản của Người.

Sự quan tâm và tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024) là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trong gần 60 năm hoạt động cách mạng, từng giữ nhiều trọng trách của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư đã để lại một di sản lý luận quý giá, trong đó có những tư tưởng chỉ đạo về không ngừng quan tâm, chăm lo đời sống văn hóa của nhân dân, nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Quảng Trị: Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch lịch sử - chiến tranh cách mạng

Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, sở hữu khối di sản đồ sộ các di tích lịch sử cách mạng. Xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quảng Trị đã chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch lịch sử - chiến tranh cách mạng. Đặc biệt, tại Lễ hội Vì Hòa bình diễn ra trong tháng 7 vừa qua, lượng khách du lịch đến với Quảng Trị có bước tăng trưởng mạnh.

Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024: Hội tụ sắc màu các không gian văn hóa truyền thống

Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc 2024 diễn ra tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi với sự tham gia của 24 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng văn hóa tiêu biểu trong cả nước. Hội thi nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu những nét đặc sắc, các giá trị văn hoá truyền thống, đặc trưng của các dân tộc, qua đó, góp phần gìn giữ, khích lệ đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc đồng thời lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong nhân dân.

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc Việt Nam trong cơn bão số 3 (Yagi)

Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta đầu tháng 9/2024 đã gây tổn thất vô cùng to lớn về người, vật chất và môi trường. Giữa ảnh hưởng khủng khiếp từ bão Yagi, tinh thần “tương thân tương ái”, đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam một lần nữa được khơi dậy và lan tỏa qua những nghĩa cử ấm áp tình người. “Tương thân, tương ái” chính là truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam.

Đồng Tháp: Xây dựng chuẩn mực con người Đồng Tháp phát triển toàn diện, "nghĩa tình, năng động, sáng tạo"

Đồng Tháp xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp toàn dân, nhân dân là chủ thể phát triển văn hóa và xây dựng con người, góp phần làm lành mạnh dần môi trường văn hóa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, trở thành nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Di chúc - sự thể hiện nhân cách suốt đời vì nước, vì dân của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho tinh hoa, trí tuệ Việt Nam. Suốt cuộc đời Người phấn đấu hy sinh cho đất nước được độc lập, giàu mạnh, nhân dân được tự do, hạnh phúc. Người nhiều lần khẳng định chỉ có “một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân” và “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhờ mục đích và ham muốn cao đẹp đó, Người đã có một ý chí mãnh liệt, nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, dẫn dắt đất nước và nhân dân đến độc lập, tự do, hạnh phúc. Khi tuổi đã cao, sức khỏe đã giảm sút không đoán biết có thể phục vụ Tổ quốc, nhân dân, cách mạng được bao lâu nữa, Người đã để lại mấy lời “tuyệt đối bí mật” cho Đảng, nhân dân. Đó chính là Di chúc, những việc Người dặn Đảng cần phải làm để làm tròn nhiệm vụ phục vụ nhân dân của vị lãnh tụ suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.