Bản làng Thái Hải - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của người Tày

Cách Hà Nội chỉ hơn 70km, Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (hay còn gọi là “Bản làng Thái Hải”) thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên là nơi lưu giữ những nếp nhà sàn cổ mang giá trị lịch sử từ vùng ATK Định Hóa trong một không gian mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Cư dân nơi đây đến từ nhiều vùng quê và dân tộc khác nhau nhưng đều có chung một tình yêu với văn hóa người Tày và cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa này cho thế hệ sau.

Du khách hào hứng cùng hòa vào điệu hát Then đàn Tính

Từ nỗ lực gìn giữ những mái nhà sàn của người Tày Định Hóa

Nhằm thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn của Bộ VHTTDL thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch bền vững và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Với định hướng văn hóa tr thành ngun lc, động lc phát trin; phát huy giá tr truyn thng văn hóa để truyn cm hng, khát vng xây dng tnh Thái Nguyên “bình yên, hnh phúc, sung túc và thân thin; to bn sc văn hóa riêng và v thế ca tnh trong hi nhp, hp tác quc tế, trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện được 8 dự án phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể như: Đám cưới của người Sán Chay; Lễ hội Đền Đuổm (Phú Lương); Lễ hội Đình Phương Độ (Phú Bình); phục dựng Lễ hội Đình Mỏ Gà (Võ Nhai). Việc phục dựng các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc cũng được quan tâm, đầu tư, như khôi phục phường rối cạn Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh (Định Hóa), rối cạn Thẩm Rộc, xã Bình Yên (Định Hóa); Lượn cọi; hát Ví... Bên cnh đó là duy trì và mở rộng các câu lạc bộ hát Then - đàn Tính, câu lạc bộ múa Tắc Xình, câu lạc bộ hát Soọng Cô nhằm bảo tồn văn hóa, phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch. Đặc biệt là  hướng dn các địa phương t chc hot động bo tn văn hóa phi vt th thông qua mô hình Làng văn hóa du lch cng đồng ti Bn Quyên, Đim Mc (Định Hóa), Khu bảo tồn làng nhà sàn du lch sinh thái Thái Hi, Bn truyn thng dân tc Tày, xã Phú Thượng, nhm tái hin không gian sinh hot văn hóa truyn thng ca dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch. Trong đó, có thể nói Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải là mt đim sáng v vic kết hp gia bo tn các giá tr văn hóa truyn thng ca các dân tc thiu s gn vi phát trin du lch cng đồng.

Du khách hào hứng cùng hòa vào điệu hát Then đàn Tính

 

Hơn 20 năm trước, ở vùng An toàn khu Định Hóa, một số người Tày dỡ nhà sàn truyền thống để dựng lên những căn nhà gạch cho tiện nghi hơn. An toàn khu Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, là địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Tiếc những ngôi nhà sàn từng gắn với nhiều sự kiện và chứng nhân lịch sử và cũng muốn bảo tồn để cho thế hệ sau, bà Nguyễn Thị Thanh Hải - một người con sinh ra và lớn lên ở nơi đây đã quyết tâm thế chấp nhà cửa, tài sản ở TP. Sông Công và vay mượn thêm để mua lại 28 ngôi nhà sàn cổ và mua đất với mục đích trồng rừng và làm nơi bảo tồn nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày. Rồi bà chọn xóm Mỹ Hào (xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên), khi ấy chỉ là khu đồi trọc không có người sinh sống, để lập một ngôi làng, phục dựng nguyên bản một ngôi làng của người Tày với những nếp nhà sàn ẩn dưới tán lá cọ. Phải mất hơn 700 ngày, vào cuối năm 2003, 28 nếp nhà sàn cổ mới được phục dựng hoàn toàn. Dựng nhà, đào giếng, gieo hạt, ươm trồng cây phủ xanh đồi trọc, bà Nguyễn Thị Thanh Hải cùng những người đồng chí hướng nay đã trở thành người làng Thái Hải cùng nhau biến vùng đất đồi hoang vu thành một ngôi làng trù phú xanh mát, yên bình giữa lòng thành phố Thái Nguyên. Qua bao gian nan vất vả, giờ đây bản làng Thái Hải đã có 30 ngôi nhà sàn và khoảng hơn 200 nhân khẩu, với nhiều gia đình đã sinh sống với 3-4 thế hệ quây quần bên nhau. Đim đặc bit nht nơi đây có l là vic không phi tt c bà con dân làng đều là dân tc Tày mà có ti 4 dân tc cùng chung sng: Tày, Nùng, Kinh và Sán Chay. Nhưng tất cả cùng về với bản làng Thái Hải bởi tình yêu với văn hóa Tày và cùng nhau gìn gi văn hóa dân tc Tày.

Ngôi nhà sàn lâu đời nhất tại bản làng Thái Hải tính đến nay đã được hơn 80 năm tuổi. Khi chuyển về Thái Hải, dáng dấp nhà sàn truyền thống được giữ nguyên, vẫn duy trì bếp lửa trên nhà sàn. Trong làng có bốn ngôi nhà di sản: nhà chè, nhà thuốc, nhà bánh và nhà rượu. Đặc bit, có mt ngôi nhà được gi là nhà Then - nơi th thn linh và cũng là nơi linh thiêng nht ca làng, thường din ra các l cúng tế nhân dp l Tết trong năm và cũng là ngôi nhà bảo tồn văn hóa hát Then của người Tày. 

Các em bé được cô kể cho nghe những câu chuyện cổ của dân tộc Tày

 

Năm 2011, Thái Hải chính thức đi vào hoạt động khai thác du lịch và đến năm 2014, nơi đây chính thức được Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên công nhận là điểm du lịch của tỉnh. Từ đây, bản làng Thái Hải được đông đảo khách trong và ngoài nước biết đến bởi đến đây, du khách được hòa mình trải nghiệm phong tục tập quán, các nghi lễ của người dân tộc Tày, thưởng thức các món ăn ẩm thực truyền thống người Tày trong một không gian mang đậm nét văn hóa bản xứ. Thái Hải có 3 sản phẩm chủ lực giới thiệu đến du khách, đó là kiến trúc nhà sàn, ẩm thực và văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ, với các đồ dùng, vt dng trong nhà đều là nhng món đồ dùng truyn thng như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước, mâm ăn cơm bằng gỗ, rổ rá, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc… Bên cạnh đó là nếp sinh hoạt mang đậm màu sắc bản địa từ trang phục, ẩm thực như bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp, rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống, chè chăm bón hữu cơ và sao theo cách cổ truyền đến duy trì trồng cây thuốc nam để chữa bệnh.

Đến năm 2014, Làng nhà sàn dân tc sinh thái Thái Hi đã được vinh danh là khu du lch đin hình v xã hi hóa bo tn di sn gn vi phát trin du lch và được công nhn là đim đến du lch địa phương. Tháng 11/2017, Khu bo tn làng nhà sàn dân tc sinh thái Thái Hi được Liên hip các hi UNESCO Vit Nam cp Bng bo trCông trình có giá tr bo tn văn hóa truyn thng và giáo dc tinh thn đoàn kết dân tc. Tháng 9/2018, Liên Chi hi Di sn Văn hóa Khu bo tn Làng nhà sàn dân tc sinh thái Thái Hi được thành lp. T năm 2018 - 2023, Khu bo tn đã bn ln được vinh d đón nhn gii thưởng Du lch ASEAN. Năm 2019, khu m thc ca làng đạt danh hiu Top 5 Nhà hàng ăn ung phc v khách du lch tt nht Vit Nam năm 2019. Năm 2023, Khu bo tn làng nhà sàn dân tc sinh thái Thái Hi là đại din duy nht Đông Nam Á nhn gii thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tổ chức. Giải thưởng này được trao cho 32 địa điểm của 18 quốc gia trên toàn thế giới. Nơi đây cũng vừa được chuyên trang du lịch CNN Travel liệt kê vào danh sách những vùng nông thôn đẹp nhất thế giới. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Hải nhận giải Làng du lịch tốt nhất thế giới do Tổ chức Du lịch thế giới trao tặng

 

Đến việc bảo tồn và tôn vinh nét văn hóa đặc sắc của người Tày

Được dng lên vi mc đích ban đầu là bo tn nhng nếp nhà sàn c ca người Tày, bn làng Thái Hi gi đây còn lưu gi c phn hn của những ngôi nhà sàn ấy, đó chính là cuộc sống sinh hoạt, truyền thống văn hóa và nếp sống lao động của người dân.

Không giống với các khu du lịch cộng đồng khác, Thái Hải được dựng lên để bảo tồn văn hóa của dân tộc Tày với nỗ lực của Trưởng làng - bà Nguyễn Thị Thanh Hải và s đồng lòng ng h ca dân làng. Tuy nhận được nhiều giải thưởng, đón nhiều du khách nhưng nơi đây vn duy trì một cuộc sống bình yên nơi thôn dã. Sự bình d, chân phương này cũng chính là một điểm nhấn du lịch gây ấn tượng cho nhiều du khách. 

Hằng ngày, bà con trong bản cùng lao động, mỗi người một việc từ trồng trọt, canh tác, đến chăn nuôi, sản xuất thực phẩm. Khi có du khách đến thăm thì họ cùng nhau phục vụ khách du lịch. Tại đây, mọi hoạt động đều mang tính tự cung, tự cấp, thậm chí nguồn nước uống cũng được phục vụ riêng cho bản làng. Nơi đây còn được gọi là “làng hạnh phúc” bởi nhiều người dân bày tỏ, khi về sinh sống tại nơi đây, họ bỏ hết những âu lo về sinh kế để cùng nhau lao động với mục tiêu “cơm ăn chung một nồi, tiền tiêu chung một túi”. Mọi khoản thu từ hoạt động du lịch đều được chuyển về quỹ chung của làng, từ đó trang trải cho trẻ con đi học, lo cho trai gái đến tuổi dựng vợ gả chồng, lo cho người già chăm sóc sức khỏe lúc đau ốm và mọi chi phí cho cuộc sống của dân làng.

Chị Lê Thị Nga - Phó làng Thái Hải - vì yêu văn hóa dân tộc mình mà về bản làm hướng dẫn viên du lịch

 

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Tày được bn làng coi trng. Hằng ngày bà con trong bn trò chuyn vi nhau bng tiếng Tày, tr con được dy nói tiếng của dân tộc mình bên cạnh tiếng phổ thông và tiếng Anh. Ở làng có một lớp mầm non, một lớp tiểu học được Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh cấp phép, dạy riêng cho con em trong bản theo đúng giáo trình của Bộ Giáo dục đào tạo. Bên cnh đó các em còn được hc về nguồn cội, văn hóa từ trong nôi qua các điệu hát Then, đàn Tính. Mỗi tối sau giờ làm việc, bà con dân bn và các cháu nh trong làng li quây qun tp các bài hát Then truyn thng ca người Tày và cùng tham gia các hot động sinh hot cng đồng. Nhiều đứa trẻ trong làng đã được học đại học, đi du học nước ngoài và trở về bản tiếp tục sinh sống và góp sc xây dựng bản làng.

Mọi nghề truyền thống của người Tày vẫn được gìn giữ từ nghề làm chè, làm bánh, nuôi ong, nấu rượu, đến dệt vải hay những bài thuốc nam gia truyền. Mỗi nhà đảm nhận mỗi việc, có nhà làm chè, nhà làm bánh truyền thống, nhà nuôi ong, nhà làm thuốc nam, nhà nấu rượu… Đặc bit là nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như: L hi Lng tng, l mng th, cúng m và các nghi thc th cúng t tiên được người làng và Trưởng bản bảo tồn theo đúng phong tục cổ truyền và cho du khách cm nhn nét đẹp văn hóa người Tày.

 Mọi hoạt động trong bản làng, từ trồng cây, nuôi con, sản xuất nước uống đóng chai, trồng và chế biến chè xanh, nấu rượu…. đều gắn với sinh thái, để bảo đảm không tác động tới môi trường và duy trì nguồn thực phẩm sạch để sử dụng. Đây cũng là nét văn hóa của người Tày từ xa xưa - luôn biết ơn tự nhiên cho họ lương thực sạch để cơ thể khoẻ mạnh, lá thuốc chữa bệnh, bầu không khí trong lành để tinh thần luôn lạc quan. Gắn bó với bản làng ngay từ những ngày đầu, bà Lê Thị Hảo xúc động bày tỏ: “Khi bản làng được trao gii Làng du lch tt nht - do T chc Du lch thế giới (UNWTO) bình chọn, dân làng ai cũng vui vì văn hóa của dân tộc mình, bản mình đã được c thế gii biết đến!”.

 

 

NGÔ HỒNG VÂN

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

;