• Chuyên mục ẩn > Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa

Đời sống văn hóa, môi trường văn hóa - hạt nhân của Chiến lược văn hóa thời kỳ mới

   ​​​​​​​Xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa ở nước ta là một trong những vấn đề không mới, nhưng thiết yếu, của việc phát triển nền văn hóa mới, xây dựng con người mới, đồng thời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược phát triển văn hóa quốc gia. Nói việc xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa là vấn đề không hoàn toàn mới, vì đã có một chặng đường vận động về lý luận và thực tiễn với không ít thành tựu. Song, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đây vẫn là một vấn đề mở, cần nghiên cứu, thảo luận để có những lựa chọn phù hợp, không chỉ về quan niệm hay nội dung, mà còn về sự hoạch định tổng thể, đặc biệt là những giải pháp thích ứng. Ở một góc nhìn nhất định, theo chúng tôi, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa phải trở thành hạt nhân trong Chiến lược văn hóa thời kỳ mới.

Tăng cường hiệu quả của hệ thống thông tin đại chúng trong sự nghiệp phát triển văn hoá

     ​​​​​​​Hệ thống thông tin đại chúng phát triển không chỉ thúc đẩy dân chủ, công bằng, văn minh và tiến bộ xã hội, mà còn góp phần hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống con người. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Chính phủ ban hành năm 2009 đã khẳng định: “Hệ thống thông tin đại chúng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền văn hóa của đất nước. Thông tin đại chúng là phương tiện chuyển tải các giá trị văn hóa đến công chúng, đồng thời, bản thân thông tin cũng là một dạng thức văn hóa đặc thù, có tác động mạnh mẽ, sâu rộng đối với công chúng”.

10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa nhìn từ lĩnh vực giao lưu văn hóa với thế giới

     ​​​​​​​Từ sau năm 1986, đặc biệt là 10 năm gần đây, sau khi Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng, quan tâm đến chiến lược, chính sách; tổ chức hoạt động bài bản, nâng cao chất lượng, cải tiến các hình thức, phương pháp để thúc đẩy giao lưu văn hóa (GLVH) và đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. GLVH không chỉ do hoạt động của khu vực công, mà còn có hoạt động của khu vực tư, không chỉ do văn nghệ sĩ chủ đạo mà các công dân tích cực, có tài năng cũng có cơ hội tham gia. Các lĩnh vực ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa chú ý nhiều hơn đến khía cạnh GLVH để phục vụ mục đích của mình. Khoa học công nghệ, số hóa, phương tiện truyền thông mới được ứng dụng rộng rãi trong GLVH.

10 năm nhìn lại việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đối với công tác văn hóa cơ sở

     ​​​​​​​Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam nói chung và công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói riêng những năm qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và thiết thực góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở địa phương. Với chức năng là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa cơ sở, để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Cục Văn hóa cơ sở luôn kịp thời tham mưu, ban hành các văn bản quy phạm đáp ứng yêu cầu hoạt động văn hóa ở cơ sở, góp phần xây dựng phát triển văn hóa - con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Dấu ấn 10 năm phát triển Hội Nhà văn Việt Nam

     Diễn đàn Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã và đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà quản lý văn hóa và bạn đọc gần xa. Trong 8 lĩnh vực lớn mà Nghị quyết T.Ư 5, khóa VIII đề cập đến, khi nhắc tới phạm vi của văn hóa, thì văn học, nghệ thuật được xác định là lĩnh vực rất quan trọng, là nền móng của văn hóa dân tộc. Hội Nhà văn Việt Nam, được thành lập từ năm 1957, nay là một thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (VHNTVN), là tổ chức hội tụ những người Việt Nam hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê bình văn học. Hội tập trung hoạt động trong bốn lĩnh vực: văn xuôi, thơ, phê bình và dịch thuật với nhiệm vụ hội tụ, phát huy năng lực sáng tạo của tất cả nhà văn Việt Nam nhằm “xây dựng một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Từ góc nhìn của một người lãnh đạo - Chủ tịch Liên hiệp các VHNTVN, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở về 10 năm phát triển của Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian qua.

Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa

     ​​​​​​​Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã nhấn mạnh ”Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển công nghệ văn hóa Việt Nam”. Kể từ khi Chính phủ ban hành Chiến lược về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành văn hóa đã triển khai một số hoạt động để thực hiện Chiến lược. Bài viết đánh giá một số quan điểm, thành tựu và hạn chế trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.