• Xây dựng đời sống văn hóa > Nhà văn hóa - Câu lạc bộ

Hội hát dân ca Lục Ngạn 30 năm - một chặng đường

Lục Ngạn, huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang được mệnh danh là miền trái ngọt. Nơi đây không chỉ hội tụ hoa thơm trái ngọt muôn phương, làm nên một vùng cây ăn quả nổi tiếng của cả nước mà còn là chốn “địa linh, nhân kiệt”, mang truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với bao di tích, địa danh, nhân danh lịch sử còn lưu dấu. Lục Ngạn hiện là nơi cư trú, tỏa sáng sắc màu văn hóa của 8 dân tộc anh em: Kinh, Nùng, Tày, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao và Hoa. Trong đó, nét đẹp văn hóa đặc trưng nhất là lối hát dân ca các dân tộc mỗi dịp chợ phiên, biến chợ phiên thành chợ hội của đồng bào các dân tộc vùng Lục Ngạn.

Chiếu phim lưu động: Mang ánh sáng văn hóa về với bản, làng

Lội suối, băng rừng vượt qua những cung đường ngoằn ngoèo, trơn trượt để đến những bản làng nằm cheo leo, chênh vênh “lưng chừng núi, lưng chừng đồi” hay dưới thung lũng sâu là một công việc đầy khó khăn, vất vả. Dẫu vậy, các “chiến sĩ văn hóa” vẫn luôn nỗ lực, kiên trì bám bản, bám làng để đem những “thước phim” quý báu đến phục vụ bà con nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có điện lưới quốc gia.

Miền quê yêu tiếng hát Chèo

Huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất hình thành và nuôi dưỡng nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Từ rất lâu, tiếng hát Chèo mượt mà, đằm thắm đã đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Lộc. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, đến nay, các làn điệu Chèo vẫn được người dân duy trì, gìn giữ và phát huy, góp phần bảo tồn di sản quý báu mà cha ông để lại.

Đội chiếu phim lưu động Kiên Giang tích cực phục vụ khán giả

Đội chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang đã và đang tích cực phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Các buổi chiếu phim đã thật sự mang lại niềm vui cho người dân khi được xem lại những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng một thời.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao

Sự chủ động, nỗ lực của cơ sở tới cấp huyện trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng của các thiết chế văn hóa, thể thao (VHTT) được xem là chìa khóa trong việc làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn huyện Ninh Giang trong những năm gần đây.

Huyền tích U Va - show diễn thực cảnh độc đáo tại Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2025

Giữa núi rừng Điện Biên hùng vĩ, huyền thoại về U Va đã được tái hiện một cách sống động và đầy cảm xúc trong show diễn thực cảnh độc đáo mang tên Huyền tích U Va. Chương trình là điểm nhấn đặc biệt của Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII, mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa khó quên.

Thành phố Bảo Lộc nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn

Hoạt động văn hóa, văn nghệ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, giúp tạo ra một môi trường sống lành mạnh. Việc nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng là một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ giúp nâng cao đời sống tinh thần của người dân, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một năm hoạt động đầy khởi sắc của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa

Năm 2024 đã khép lại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VHTTDL, sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Cục Văn hóa cơ sở, Cục Điện ảnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tự hào đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, cổ động trực quan, chiếu phim lưu động, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các ngày lễ, Tết, kỷ niệm của đất nước đạt được nhiều kết quả nổi bật. Qua đó, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang - một năm nhìn lại

Năm 2024 đã ghi nhận nhiều dấu ấn của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Kiên Giang. Đây là sự nỗ lực của toàn thể viên chức đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, khi hợp nhất 3 đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương truyền thống

Cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, việc bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Cải lương truyền thống đang được Nhà nước và ngành Văn hóa Hà Nội đặc biệt quan tâm. Cải lương là do người Việt sáng tạo, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Theo nghĩa Hán - Việt, Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn. Theo đó, muốn Cải lương tốt hơn thì phải thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn và dàn nhạc. Từ khi ra đời, Cải lương đã trở thành môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, thể hiện được nhiều sắc thái tình cảm và gần gũi với nhân dân vì ca từ và nhịp điệu dễ hiểu, dễ học. Thực hiện Chương trình 06-CTr/ TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về "Phát triển Văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 -2025", những năm qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã rất chú trọng đến bộ môn nghệ thuật truyền thống này.