Những cuộc trà trên căn gác cũ, vẻ đẹp của nghiệm suy từ ký ức

 

Những cuộc trà trên căn gác cũ, tập tản văn mới nhất của tác giả Trần Nhật Minh (ảnh), gồm hơn 50 đoản văn, là những trang viết chắt ra từ ký ức, từ nghiệm suy của tác giả.

Trần Nhật Minh xuất thân từ một gia đình dòng dõi văn chương, tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và dấn thân vào nghiệp báo chí, đã bôn ba trên những nẻo đường gai góc ca đời sng t Bc chí Nam, trước khi tr v Hà Ni làm Trưởng Ban Văn hc ngh thut (Vov6), Đài Tiếng nói Việt Nam. Ba năm trước, anh xuất bản cuốn sách đầu tiên Miền sau cánh cửa, và cuối năm 2024 vừa qua xuất anh bản cuốn thứ hai Những cuộc trà trên căn gác cũ, đều là tản văn, bình dị, trau chuốt và sinh động.

Văn của Trần Nhật Minh là thứ văn của một con người từng trải. Anh có năng khiếu văn chương, được học hành bài bản, chắt chiu từng chi tiết, từng sự việc từ khi còn nhỏ, nhưng không vội viết. Cứ như thế, cuộc sống ngấm vào anh, thành máu thịt, thành một phần cuộc đời. Khi đã đủ đầy cảm xúc và chiêm nghiệm, bước vào tuổi năm mươi anh mới cho ra mắt những tác phẩm của mình. Riêng điều đó đã là điều hiếm có trong những tháng năm này. Anh viết, không màu mè, không đánh bóng chữ, viết như một nhu cầu sống. Và những trang viết ấy hiện ra chân thật, bình dị, cảm động.

Quyển sách không dày, chỉ độ 200 trang, có thể chia thành hai mảng lớn: ký ức gắn với những con người, những cảnh đời, những kỷ niệm khó phai, những nhân cách đẹp và phần ghi lại chân dung của những nhà văn, nhà hoạt động văn hóa mà tác giả từng quen biết.

Phần ký ức, theo tôi là những trang viết sâu sắc và ấn tượng. Thường tác giả nắm lấy một điểm cốt yếu, từ đó khái quát hóa thành những vấn đề, gợi thức những vẻ đẹp văn hóa của người Hà Thành và nói lên những quan niệm sống. Tôi thực sự thú vị với tản văn Những cuộc trà trên căn gác cũ. Lấy bối cảnh trong một căn gác hẹp thời bao cấp, trong phố cổ, nơi tác giả sống cùng gia đình và chứng kiến những cuộc trò chuyện, gặp gỡ của cha mình - nhà thơ Trần Nhật Lam với những văn nhân trên đất Hà Thành. Từ “salon” văn học ấy, tác giả đã giúp người đọc sống lại với không khí văn chương và hình ảnh của những văn nhân nổi tiếng như Xuân Diệu, Nguyễn Bùi Vợi, Trúc Thông, Vũ Quần Phương… và biết bao nhiêu người khác. Đấy là nhng v đẹp bình dị mà sang trọng một thời mà hôm nay đọc lại ta không khỏi nao lòng. Tản văn Bà tôi - người thầy đầu tiên mang đến một ấn tượng sâu sắc khác. Từ câu chuyện về người bà nội tác giả, một người Hà Nội gốc, thời phong kiến không được đến trường, nhưng bà tự học và nét chữ “không kém những người học trường Bưởi”. Trong con người bà kết tinh cả một nền văn hóa Hà Thành khi xưa, với vẻ khiêm cung, tần tảo, nhân hậu và chăm lo, dạy dỗ cho con cháu mình suốt cả cuộc đời… Những trang viết như vậy khá nhiều trong cuốn sách. Đấy là những kỷ niệm nghĩa tình, là hoài niệm về những vẻ đẹp xưa đã hòa quyện vào máu, đã trở thành một phần trong tâm hồn, trở thành hành trang trong cuộc đời anh.

Phần viết về các bạn văn, những người thân tín từng làm việc của Trần Nhật Minh cũng luôn có phong vị riêng. Có th thy tác gi rt khéo léo và t nhiên khi dẫn dắt chúng ta đến với từng nhân vật trong phần này. Với mỗi người, có mt cách tiếp cn riêng. Trên hành trình xê dịch khắp mọi miền đất nước của một người cầm bút, Trần Nhật Minh kết giao rộng, suy ngẫm nhiều và dành dụm những tư liệu sống để đưa vào trang viết. Cái hay của Trần Nhật Minh là bằng những nét phác, tác giả đã vẽ lên cái thần của mỗi nhân vật qua một lối văn thi thoại sinh động. Ta gặp ở đây chân dung Hoàng Nhuận Cầm, với tất cả vẻ nồng nhiệt, cần mẫn và chiều sâu tâm tư của anh, để ta hiểu thêm vẻ đẹp nồng cháy, bừng sáng và thơ mộng trong thơ anh. Ta gặp Lê Huy Quang thẳng ngay, ngang tàng, mà hào hoa, tình nghĩa trong những câu thơ cá tính, phóng túng và lạ lẫm. Ta gặp Trúc Thông với phong vị trữ tình, đằm lắng, thăm thẳm. Ta gặp Lưu Quang Vũ với những tâm tư đáu đáu về tiếng Việt… Và không chỉ thế, Trần Nhật Minh còn mở rộng biên độ ngòi bút ra ngoài những chân dung các nhà thơ đương thời. Anh còn viết nhiều về các nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo, nhà phê bình văn học…

Những cuộc trà trên căn gác cũ ghi lại những dấu ấn, những cảnh vật, những con người với những vẻ đẹp riêng, dù bây gi một phần những cảnh ấy, người ấy đã trở thành dĩ vãng. Có l vy chăng mà gp quyn sách li người đọc c thy mt ni da diết còn mãi trong tâm tư. Lối viết ấy của Trần Nhật Minh không chỉ cống hiến cho bạn đọc những chiêm nghiệm về nghệ thuật, mà rộng hơn là về cuộc đời. Và hơn hết, đấy là những trang viết của hoài niệm, của tình người.

 

THIÊN SƠN

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

                                          

;