• Văn hóa > Thư viện

Tầm quan trọng và xu hướng của không gian thư viện đại học

Không gian thư viện tác động qua lại đến phương pháp giảng dạy của cơ sở giáo dục đại học. Các thư viện đại học tổ chức lại không gian thư viện hoặc xây dựng thư viện mới phải dựa trên yêu cầu của hoạt động giảng dạy và phương pháp học tập của sinh viên theo từng giai đoạn cụ thể. Cùng với việc khan hiếm thông tin rồi bùng nổ thông tin đã thúc đẩy việc hình thành và chuyển đổi các mô hình thiết kế không gian thư viện trong lịch sử. Trong mỗi giai đoạn người làm thư viện cần xác định lại các tòa nhà và không gian của thư viện đại học để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người sử dụng (NSD).

Chia sẻ tài nguyên thông tin và dịch vụ thư viện trong khuôn khổ pháp luật về quyền tác giả

Hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin và dịch vụ giữa các thư viện, đặc biệt là thư viện đại học góp phần đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ người sử dụng tiếp cận đến nhiều nguồn tài nguyên thông tin khác nhau mà bản thân một thư viện không thể đáp ứng. Bài viết trình bày hoạt động chia sẻ tài nguyên thông tin và dịch vụ thư viện (DVTV) trong các thư viện đại học dựa trên những quy định về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.

Đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên

Trong xã hội thông tin, kinh tế tri thức, văn hóa đọc ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển của xã hội nói chung. Những năm gần đây, ngày Sách Việt Nam (21-4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23-4) luôn là thời điểm để tôn vinh giá trị của sách, văn hóa đọc và sự đóng góp của các tác giả đối với sự ra đời của những tác phẩm bất hủ. Văn hóa đọc đối với sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và học tập. Vì vậy, việc xác định những đặc điểm cơ bản trong văn hóa đọc của sinh viên có ý nghĩa rất lớn, làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng văn hóa đọc của sinh viên, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong thời gian tới.

Các chính sách bảo đảm quyền tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân trong Luật Thư viện năm 2019

Luật Thư viện số 46/2019 được Quốc hội thông qua ngày 21-11-2019 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam. Bài viết nêu ra các chính sách được thể chế hóa nhằm bảo đảm quyền tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân; nghiên cứu dự báo những tác động của các chính sách này góp phần đẩy mạnh việc thực thi các chính sách của Luật Thư viện trong thời gian tới.

Xây dựng kế hoạch marketing thư viện

Kế hoạch marketing là công cụ quan trọng giúp cho thư viện điều hành hoạt động marketing, góp phần tìm ra các giải pháp đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin. Một kế hoạch marketing thường gồm 7 phần: tóm lược; tình hình marketing hiện tại; mục tiêu, định hướng chiến lược; nội dung marketing hỗn hợp; chương trình hành động; phân tích tài chính và kiểm tra. Để việc lập kế hoạch marketing có chất lượng cần lưu ý tới việc xây dựng đội ngũ tham gia lập kế hoạch và việc sử dụng các công cụ đánh giá.

Đại dịch COVID-19 và những thách thức đặt ra đối với ngành Thư viện

Ngày 30-3-2020 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi toàn dân chung sức để chiến thắng đại dịch COVID – 19: “Toàn thể dân tộc Việt Nam hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch”, “hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” (1).

Số hóa toàn văn nguồn tài liệu nội sinh tại Thư viện Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và ảnh hưởng của mạng thông tin toàn cầu, việc quản lý, cung cấp thông tin của các thư viện ngày càng có vai trò quan trọng trong các trường đại học. Để đảm đương tốt vai trò của mình, cũng như đáp ứng nhu cầu của giảng viên, học viên, sinh viên trong việc tìm kiếm và sử dụng các tài liệu học tập và nghiên cứu, thư viện cần tiến hành số hóa toàn văn tài liệu nội sinh.

Quản lý nguồn học liệu điện tử tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Xây dựng nguồn học liệu (NHL) điện tử là một xu thế tất yếu và phổ biến ở các trường đại học trên thế giới và Việt Nam, không chỉ giúp giải quyết vấn đề lưu trữ, bảo quản tài liệu, mà còn hướng tới việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin, cải thiện dịch vụ cung cấp cho bạn đọc. Tuy nhiên, thư viện cần kết hợp hài hòa giữa tài liệu in truyền thống và tài liệu điện tử bởi mỗi loại hình tài liệu đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Bài viết làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cách quản lý NHL điện tử tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Vai trò của thư viện trong việc phát triển nguồn tài liệu truy cập mở

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi thế giới từng ngày. Thư viện đại học cần có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng của thời đại: phát triển nguồn tài liệu truy cập mở. Nhiều thư viện trên thế giới đã xây dựng nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Bài viết giới thiệu những lợi ích, xu thế phát triển của truy cập mở và vai trò của thư viện trong việc phát triển nguồn tài nguyên truy cập mở.

Marketing thư viện - tại sao không?

Nước ta có một mạng lưới thư viện rộng khắp, từ trung ương đến cơ sở, các cơ quan trường học từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, sau đại học… Trong bối cảnh có nhiều nguồn cung cấp thông tin như hiện nay, sử dụng công cụ marketing để thúc đẩy hoạt động và thu hút người dùng tin tìm đến thư viện là việc làm cần thiết. Marketing có vai trò quan trọng trong hoạt động thư viện, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và hình thành thói quen, tập quán của xã hội đối với việc sử dụng thông tin. Marketing thư viện là cầu nối giữa thư viện với người dùng tin. Quá trình Marketing gồm ba giai đoạn: nghiên cứu; xây dựng chiến lược; triển khai và kiểm tra kế hoạch.