• Văn hóa > Thư viện

Phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi

Tóm tắt: Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bồi dưỡng, chăm sóc để các em khỏe mạnh cả về thể chất, trí lực và tâm hồn là mối quan tâm của toàn xã hội. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các tổ chức liên quan đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, hoạt động chăm lo cho thiếu nhi cả về thể chất và tinh thần. Bài viết đề cập đến vai trò của đọc sách đối với sự phát triển của thiếu nhi. Đồng thời, cũng đưa ra một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.

Văn hóa đọc của sinh viên Hà Nội trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin - Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Văn hóa đọc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức, tư duy và nhân cách của sinh viên, đặc biệt trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Bài viết phân tích thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại 3 trường đại học: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Lao động và Xã hội và Đại học Kinh tế quốc dân, thông qua khảo sát thực tế với bảng câu hỏi. Kết quả khảo sát chỉ ra các đặc điểm nổi bật, như xu hướng đọc sách điện tử, thói quen đọc nhanh, những công thức về phân tâm từ mạng xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa đọc trong thời đại công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho sinh viên Hà Nội.

Thư viện công cộng với việc bảo tồn thông tin di sản văn hóa

Tóm tắt: Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý báu, phản ánh lịch sử, bản sắc của một quốc gia và cần được bảo tồn. Trong bối cảnh chuyển đổi số, thư viện công cộng đóng vai trò trung tâm trong việc bảo tồn và phổ biến thông tin di sản văn hóa. Thư viện công cộng không chỉ bảo quản tài liệu di sản vật thể và phi vật thể mà còn xây dựng các cơ sở dữ liệu số để giúp công chúng và nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, thư viện tổ chức các hoạt động triển lãm, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản. Bên cạnh đó, sự hợp tác với bảo tàng, viện nghiên cứu cũng góp phần tối ưu hóa công tác bảo tồn. Bài viết phân tích vai trò của thư viện công cộng trong việc thu thập, lưu trữ, số hóa và phổ biến tri thức về di sản văn hóa. Đồng thời, cũng chỉ ra những thách thức đối với thư viện công cộng trong bảo tồn thông tin di sản văn hóa hiện nay.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Thư viện

Tóm tắt: Ngày 21-11-2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 46/2019/QH14 về Thư viện (sau đây gọi tắt là Luật), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020. Luật ra đời tạo điều kiện cho thư viện góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và thúc đẩy phát triển thư viện và văn hóa đọc nói riêng, khẳng định vai trò quan trọng của thư viện trong tiến trình phát triển đất nước. Qua 5 năm tổ chức thực hiện Luật, ngành Văn hóa nói chung và thư viện nói riêng đã đạt những thành quả bước đầu, tuy nhiên cũng còn nhiều việc phải tiếp tục thực hiện để Luật thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.

Luật Thư viện Việt Nam thúc đẩy phát triển mô hình thư viện số đại học dùng chung

Tóm tắt: Luật Thư viện Việt Nam đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của hệ thống thư viện, đặc biệt là các thư viện số đại học dùng chung. Các quy định tại Điều 29, 31 và 32 của Luật tập trung vào việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng và chia sẻ tài nguyên thông tin dùng chung, đồng thời tăng cường kết nối và liên thông giữa các thư viện trong nước và quốc tế. Sự ra đời của Luật đã mở ra cơ hội cho việc thiết lập và vận hành các mô hình thư viện số đại học dùng chung như Trung tâm Kết nối tri thức số, Hệ thống thư viện số dùng chung của Đại học Quốc gia TP.HCM, cũng như các mô hình thư viện số thuộc đại học vùng và khối ngành đào tạo. Bài viết giới thiệu các mô hình thư viện số đại học dùng chung, đồng thời đưa ra các giải pháp thực thi Luật Thư viện trong xây dựng mô hình thư viện số đại học dùng chung tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và nghiên cứu khoa học hiện nay.

Marketing thư viện: xu hướng, chiến lược và thách thức trong kỷ nguyên số

Tóm tắt: Trong kỷ nguyên số, marketing thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, quảng bá dịch vụ và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Bài viết phân tích các xu hướng marketing thư viện hiện đại, bao gồm marketing qua mạng xã hội, cá nhân hóa dịch vụ dựa trên AI, tối ưu hóa nội dung số và ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Đồng thời, bài viết đề xuất các chiến lược marketing hiệu quả như xây dựng thương hiệu thư viện, cải thiện trải nghiệm người dùng, phát triển quan hệ công chúng và triển khai quảng bá đa kênh. Tuy nhiên, thư viện vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm hạn chế về tài chính, thiếu chuyên môn marketing, tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng và vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng. Để vượt qua những rào cản này, thư viện cần có chiến lược phù hợp với nguồn lực hiện có, đầu tư đào tạo nhân sự và tận dụng công nghệ một cách hợp lý. Marketing thư viện không chỉ giúp thu hút và giữ chân người dùng mà còn khẳng định vai trò của thư viện trong hệ sinh thái tri thức và giáo dục hiện đại.

Chỉ dẫn trích dẫn - ứng dụng quan trọng của trắc lượng thư mục

Chỉ dẫn trích dẫn (citation index - CI) là chỉ dẫn của các trích dẫn giữa các tài liệu khoa học, cho biết một tài liệu được trích dẫn bao nhiêu lần bởi những tài liệu nào. Bài viết phân tích khái niệm trắc lượng thư mục, chỉ dẫn trích dẫn, ý nghĩa của chỉ dẫn trích dẫn; giới thiệu mô hình thiết kế một chỉ dẫn trích dẫn dưới góc độ lịch sử, cách tiếp cận hiện đại và mô tả mô hình thực tế thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) trích dẫn Scopus; liên hệ với thư viện đại học Việt Nam và đề xuất xây dựng các CSDL trên cơ sở ứng dụng trắc lượng thư mục dưới dạng chỉ dẫn trích dẫn.

Xúc tiến hỗn hợp và phương tiện truyền thông thư viện

Xúc tiến hỗn hợp là công cụ quan trọng của marketing hỗn hợp, bên cạnh việc hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing hỗn hợp khác, còn giúp người dùng tin (NDT) nhận biết về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện, có ấn tượng tốt và dẫn tới việc thực sự sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. Một số công cụ xúc tiến hỗn hợp phổ biến được các thư viện sử dụng gồm: quảng cáo, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng. Để tổ chức hoạt động xúc tiến hỗn hợp có hiệu quả, thư viện cần nắm bắt các phương tiện truyền thông để truyền đạt nội dung, thông điệp tới NDT, giúp NDT có thể tiếp nhận thông tin từ thư viện về các sản phẩm thư viện mà họ có nhu cầu. Một số phương tiện truyền thông thư viện phổ biến là trang web, mạng xã hội, thư điện tử, sự kiện và không gian thư viện.

Nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế không gian thư viện đại học

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thông tin - thư viện (TTTV) đang dần làm thay đổi các mô hình tổ chức và hoạt động của các thư viện, biến thư viện truyền thống thành thư viện hiện đại, thư viện điện tử. Việc tổ chức không gian thư viện là yếu tố quan trọng, tạo nên đặc thù riêng của từng thư viện, góp phần dung hòa giữa thư viện điện tử với thư viện truyền thống. Bài viết trình bày khái niệm không gian thư viện trường đại học, các nguyên tắc thiết kế nói chung và theo góc nhìn của kiến trúc nói riêng; phân tích các tiêu chuẩn thiết kế không gian thư viện đại học trên thế giới và ở Việt Nam; các nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế thư viện dành riêng cho người khuyết tật.

Tầm quan trọng và xu hướng của không gian thư viện đại học

Không gian thư viện tác động qua lại đến phương pháp giảng dạy của cơ sở giáo dục đại học. Các thư viện đại học tổ chức lại không gian thư viện hoặc xây dựng thư viện mới phải dựa trên yêu cầu của hoạt động giảng dạy và phương pháp học tập của sinh viên theo từng giai đoạn cụ thể. Cùng với việc khan hiếm thông tin rồi bùng nổ thông tin đã thúc đẩy việc hình thành và chuyển đổi các mô hình thiết kế không gian thư viện trong lịch sử. Trong mỗi giai đoạn người làm thư viện cần xác định lại các tòa nhà và không gian của thư viện đại học để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người sử dụng (NSD).

Chia sẻ tài nguyên thông tin và dịch vụ thư viện trong khuôn khổ pháp luật về quyền tác giả

Hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin và dịch vụ giữa các thư viện, đặc biệt là thư viện đại học góp phần đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ người sử dụng tiếp cận đến nhiều nguồn tài nguyên thông tin khác nhau mà bản thân một thư viện không thể đáp ứng. Bài viết trình bày hoạt động chia sẻ tài nguyên thông tin và dịch vụ thư viện (DVTV) trong các thư viện đại học dựa trên những quy định về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.