• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Mô hình hệ thống chia sẻ nguồn lực thông tin dữ liệu giữa các thư viện đại học Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra nhanh chóng, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng. Để đổi mới GDĐH, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Nét ẩm thực trong lễ đắp bếp của người Mường

Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường gắn với những phong tục, tập quán, lễ hội của người Mường, được sáng tạo nên từ những nguyên liệu bình dị, đơn giản, sẵn có xung quanh nơi sinh sống của người Mường, mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng chứa đựng trong đó là cả những câu chuyện, ý nghĩa và chiều sâu văn hóa... Mâm cơm trong Lễ đắp bếp của dân tộc Mường là nét đặc trưng ẩm thực riêng có của người Mường, từ những nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm nhưng lại ẩn sâu, chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu xa của dân tộc Mường.

Văn hóa đô thị Nhật Bản thời cận đại: Nhìn từ không gian nghệ thuật sân khấu

Một đặc trưng nổi bật của quá trình cận đại hóa ở Nhật Bản là tính Âu hóa, đánh dấu sự khởi đầu cho việc hình thành nhiều dạng thức không gian văn hóa - nghệ thuật mới kết nối trực tiếp với thời hiện đại. Mặt khác, văn hóa đại chúng đạt đến trình độ phát triển cao nhờ tiếp biến trên nền tảng văn hóa thị dân bắt rễ sâu trong thời Edo. Đô thị là nơi tiên phong và hội tụ mọi trào lưu mới và sân khấu là một không gian phản ánh sâu sắc nhiều dạng vẻ của quá trình đó. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các học giả Nhật Bản, bài viết phân tích một số đặc điểm, từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế trong quá trình cận đại hóa văn hóa đô thị Nhật Bản qua góc nhìn của không gian nghệ thuật sân khấu.

Công tác công an góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước

Thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS); đồng thời củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức được vấn đề trên, lực lượng công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp, công tác nghiệp vụ tham gia thực hiện đường lối, chính sách dân tộc. Trên cơ sở các mặt công tác đã triển khai, những kết quả và hạn chế, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác công an, góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong tình hình hiện nay.

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nỗ lực vượt khó mùa dịch COVID

Tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng Văn hóa) nằm trong danh mục các địa điểm có tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Làng Văn hóa đang phấn đấu trở thành Khu du lịch quốc gia vào năm 2020 với mục tiêu đón 800.000 đến 1 triệu lượt khách (năm 2020), 2 triệu lượt khách (năm 2030). Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã gây ra khó khăn lớn, đòi hỏi Làng Văn hóa phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ "vững mạnh, rộng khắp" - một nét sáng tạo trong văn hóa quân sự Việt Nam

Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang không thoát ly sản xuất, một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh. Đánh giá vai trò DQTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” (1).

Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh đa dân tộc, tôn giáo, địa hình hiểm trở, có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực nam Tây Nguyên. Để đạt được những mục tiêu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lâm Đồng luôn coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Trong đó, luôn xác định công tác dân vận là một nhân tố nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong toàn tỉnh.