• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Nhân tố quy định việc phát huy giá trị đạo đức trong học viên sĩ quan

Giá trị đạo đức truyền thống (GTĐĐTT) là một thành tố cơ bản tạo nên nền tảng nhân cách, hợp thành hệ giá trị mang tính bền vững; là nhân tố nội tại thúc đẩy, xác lập hành vi, định hướng, điều tiết sự biến đổi về chất các yếu tố cấu thành phẩm chất nhân cách học viên, hướng tới mô hình nhân cách, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường sĩ quan (TSQ). Xem xét từ góc độ phát huy là một hệ động thái của các chủ thể nhằm hiện thực hóa và thúc đẩy vai trò GTĐĐTT trong phát triển nhân cách học viên thì hiệu quả của quá trình phát huy chịu sự quy định bởi: việc kế thừa và giáo dục GTĐĐTT cho học viên; môi trường đạo đức và nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; năng lực tiếp nhận và chuyển hóa GTĐĐTT của học viên.

QUYỀN TÁC GIẢ TRONG SỐ HÓA TÀI LIỆU VÀ PHÁT TRIỂN BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC

Nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với sự bùng nổ của thông tin, công nghệ điện toán đám mây, kỷ nguyên internet vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT). Trong bối cảnh lượng thông tin gia tăng nhanh chóng, việc vi phạm vấn đề bản quyền nói chung, quyền tác giả và các quyền liên quan nói riêng đang trở nên ngày càng phổ biến. Thư viện, với vai trò là cơ quan thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến và cung cấp thông tin cho cộng đồng cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Mâu thuẫn đến từ việc một mặt, thư viện cần phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ để làm gia tăng lượng thông tin được thu thập xử lý; mặt khác, cũng đối mặt với những nguy cơ ngày càng cao liên quan đến vấn đề vi phạm quyền tác giả, đặc biệt là trong bối cảnh hình thành thư viện số và xây dựng các bộ sưu tập số.

VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY

Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh, lực lượng công an nhân dân (CAND) luôn luôn là sự quan tâm đặc biệt. Vì thế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại cho lực lượng CAND nhiều di huấn quý báu, trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, góp phần quan trọng làm nên những chiến công to lớn, thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÔNG TIN KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

Thông tin khoa học (TTKH) có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học, trình độ lý luận chính trị cho đào tạo đại học và sau đại học. Vì vậy, TTKH cần phải được tổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học thì mới phát huy được hiệu quả. Học viện CSND là cơ sở giáo dục trọng điểm của ngành công an có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của lực lượng công an. Những năm qua, hoạt động TTKH đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, tích cực đổi mới, tăng cường nguồn lực thông tin đáp ứng cơ bản nhu cầu đối tượng dùng tin đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong tình hình mới, tạo dựng điều kiện cần thiết để tiến tới xây dựng Học viện CSND thành cơ sở giáo dục trọng điểm của quốc gia vào năm 2018.

QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là chủ trương nhất quán trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Đó cũng là mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Do đó, cùng với đấu tranh trên các lĩnh vực khác, phải đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng, lý luận, phản bác các quan điểm sai trái, bảo vệ quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU TRONG CÁC TỔ CHỨC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NHÀ NƯỚC

Công chúng giờ đây có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình giải trí hơn, họ quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm nghệ thuật và dịch vụ, đến thương hiệu của tổ chức văn hóa nghệ thuật (VHNT). Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu là giải pháp rất cơ bản đóng vai trò tiên quyết trong việc chuyên nghiệp hóa hoạt động phát triển thương hiệu của các tổ chức VHNT.