• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Nghệ thuật tập hợp lực lượng toàn xã hội của Đảng thời kỳ 1945-1946

Cấu kết chặt chẽ trong cộng đồng dân cư, đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nét truyền thống đặc sắc của văn hóa người Việt. Đại đoàn kết đã tạo ra sức mạnh to lớn giúp dân tộc Việt Nam trường tồn cùng lịch sử. Vào những hoàn cảnh khác nhau, không hẳn ai cũng có chung một suy nghĩ, một chí hướng; tuy nhiên, “năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài, nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay; trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta” (1), đã là con dân đất Việt thì đều thấm đẫm truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết một lòng.

Nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội nhân văn quân sự trong tình hình mới

Trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta, khoa học xã hội nhân văn quân sự (KHXHNVQS) Việt Nam hình thành, phát triển ngày càng vững mạnh, khẳng định vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. KHXHNVQS đã cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đóng góp vào hoạt động lãnh đạo, quản lý các lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội về chính trị; đồng thời góp phần xứng đáng vào sự phát triển của khoa học quân sự, khoa học xã hội nhân văn Việt Nam.

Sử liệu về phường, chợ và đời sống văn hóa Thăng Long thời Trần

Bài viết bước đầu giới thiệu về một hệ thống các phường, chợ dưới thời Trần bằng nguồn sử liệu chính sử như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư. Tác giả đã thống kê được gần chục phường thời Trần với tên gọi khác nhau. Đây là nguồn sử liệu quý cùng với các nguồn sử liệu văn bia, minh chuông sẽ góp phần vào nhận thức, tìm hiểu tên gọi của 61 phường thời Trần. Tuy nhiên, công việc này cần phải có nhiều nguồn sử liệu và thời gian nghiên cứu. Cùng với phường, chợ cũng là một khu vực kinh tế quan trọng của Kinh thành Thăng Long. Thời Trần có nhiều chợ, nhưng tựu trung lại có 2 khu vực ở tả, hữu của kinh thành Thăng Long: gồm khu vực chợ Đông và khu vực chợ Tây. Đây là hai khu vực buôn bán sầm uất nhất của kinh đô.Về đời sống văn hóa dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng. Nhiều lễ hội quan trọng của triều đình được tổ chức trong Cấm thành Thăng Long như: lễ đăng quang, nhường ngôi, mừng sinh nhật, mừng thắng trận, lễ hội đua thuyền... Bên cạnh lễ hội mang tính chất cung đình còn có nhiều lễ hội mang tính chất dân gian thể hiện bản sắc dân tộc và tinh thần thân dân của vương triều Trần.

Tìm hiểu địa danh tôn giáo ở Tây Nam Bộ

Cùng với tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần cư dân Tây Nam Bộ. Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy khá nhiều công trình xây dựng tôn giáo đã được chuyển hóa vào vị trí của các yếu tố địa danh mang dấu ấn các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài... cả ở địa hình tự nhiên hay các công trình xây dựng.

Người Chăm Islam ở An Giang

An Giang là một tỉnh nông nghiệp, nằm ở đầu nguồn lưu vực sông Mê kông chảy vào đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới tiếp giáp Campuchia dài gần 100km. An Giang là tỉnh có nhiều người Chăm Islam sinh sống nhất, hiện có 15.327 người Chăm theo Islam giáo (1), chiếm 0,67% dân số An Giang (2). Người Chăm Islam đã góp phần quan trọng trong việc hình thành những nét văn hóa độc đáo của địa phương, tạo ra những điểm khác biệt cơ bản trong đời sống văn hóa với người Chăm ở các tỉnh khác.

Giá trị văn hóa quân sự đặc sắc của quân đội nhân dân Việt Nam

Thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội nhân dân Việt Nam là giá trị văn hóa quân sự đặc sắc. Trong điều kiện hiện nay, việc giữ gìn, củng cố, tăng cường, phát huy giá trị văn hóa đó của quân đội ta để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng bảo vệ tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc và cấp thiết. Ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, thành phần tham gia chủ yếu là nông dân, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân hết lòng yêu thương, đùm bọc, nuôi dưỡng; kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhất là truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước, quân đội ta thực sự là quân đội kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

Góp phần phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa

“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động nhằm lật đổ chế độ chính trị xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự. Việt Nam là một trọng điểm chống phá và là một mắt xích quan trọng trong mục tiêu tổng thể của chúng. Để thực hiện mục tiêu này, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta, trong đó tiến công trên lĩnh vực văn hóa là mũi tiến công lợi hại. Do đó, góp phần phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa là nội dung cần được quan tâm trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay.

Xây dựng mối quan hệ giữa công an và nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Công an của ta là công an của nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong” (1). Đồng thời, Người cũng đã nêu lên một trong những tư cách của người công an cách mạng: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”. Đó là những tư tưởng triết lý, mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện rõ chiều sâu tư tưởng trong việc quan tâm, chăm lo và duy trì, củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt giữa công an và nhân dân trong mọi giai đoạn, thời kỳ cách mạng.

Phát triển nguồn lực giảng viên lý luận chính trị ở Đại học Thái Nguyên – vấn đề và giải pháp

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị và vai trò vị trí của đội ngũ giảng viên trong thời kỳ hội nhập, các trường đại học, cao đẳng, trong đó có Đại học Thái Nguyên, đã có nhiều chủ trương, chính sách để không ngừng phát triển nguồn lực giảng viên lý luận chính trị trong đổi mới giảng dạy các môn học này. Thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của Đại học Thái Nguyên đã thể hiện được vai trò là người trực tiếp thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.