• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng công nghiệp (CĐCN) với tư cách là nguồn bổ sung quan trọng cho lực lượng lao động xã hội, được đào tạo ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn, gồm các ngành, nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh tế, thương mại dịch vụ… nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Do đó, nội dung đào tạo không chỉ về kiến thức, kỹ năng mà còn là văn hóa nghề.

GIÁO DỤC THANH NIÊN THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Đảng ta coi công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên là một nội dung rất quan trọng. Quan điểm này luôn được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết, văn kiện cũng như trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên trên thực tiễn của Đảng và thể hiện tính khoa học, mang tầm chiến lược sâu sắc. Thực tiễn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy, công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên đem lại những thành tựu quan trọng, nổi bật.

VAI TRÒ TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Tư duy sáng tạo (TDST) biểu hiện trình độ của con người trong quá trình nhận thức nhằm tìm ra bản chất, quy luật, nội dung, hình thức, phương thức hành động mới trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm đã có, phù hợp với hiện thực khách quan và yêu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. Nói cách khác, TDST nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. TDST có khả năng phản ánh đúng đắn sự vận động, phát triển của hiện thực khách quan, tạo ra tri thức mới về tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Do đó, TDST sẽ là công cụ nhận thức khoa học và chỉ đạo, cải tạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả nhất.

VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Ở nước ta vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề biên giới, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG). Giải quyết vấn đề dân tộc trong bảo vệ BGQG là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng trong điều kiện của một quốc gia đa dân tộc nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên khu vực biên giới; phát huy sức mạnh toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ BGQG. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng nước ta, gây mất ổn định trên khu vực biên giới thì việc giải quyết vấn đề dân tộc trong bảo vệ BGQG càng trở nên rất quan trọng.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI VÀ ĐIỆN BIÊN

Theo báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Mông có 1.068.189 người (chiếm 1,24% dân số cả nước), nằm trong nhóm 5 dân tộc ít người có dân số đông nhất Việt Nam. Đồng bào Mông cư trú tại hầu hết các tỉnh, thành phố; trong đó, địa bàn phân bố đông nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, giáp biên giới Việt - Trung và Việt - Lào (chiếm trên 95% tổng dân số dân tộc Mông ở Việt Nam). Kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số do Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc thực hiện năm 2015 cho biết tỷ lệ dân số theo tôn giáo của dân tộc Mông chiếm tới 19,7% dân số dân tộc này, ước khoảng 200 nghìn người. Có 2 tôn giáo ảnh hưởng lớn đến dân tộc Mông là Công giáo (chiếm 1,4% dân số) và Tin lành (chiếm 18,3% dân số). Người Mông theo đạo Công giáo và Tin lành phân bố ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc không đồng đều. Trong đó, hai tỉnh Lào Cai và Điện Biên là những địa phương có đông người Mông theo đạo Tin lành nhất.

100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7-11): BÀI HỌC ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Hồ Chí Minh khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của loài người” (1). Một trong những bài học kinh nghiệm mà cách mạng tháng Mười Nga đã để lại cho người cách mạng hôm nay và mai sau là phải biết tổ chức, tuyên truyền, vận động đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia cách mạng, thực hiện đường lối, khẩu hiệu của Đảng như Lênin từng kết luận: “Công nhân Nga có lẽ sẽ không thể giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản nếu không được cảm tình và tín nhiệm của những quần chúng bị áp bức ở miền ngoại vi nước Nga” (2). Cách mạng Việt Nam vì biết vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm này của cách mạng tháng Mười Nga nên đã đạt được nhiều thành công quan trọng.

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở QUẢNG NINH

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, xã hội; là nền tảng để phát triển bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia của đất nước nói chung, từng địa phương nói riêng. Điều đó đòi hỏi, việc phát triển NNL ở tỉnh Quảng Ninh một mặt phải có tầm nhìn chiến lược tổng thể, lâu dài; mặt khác, cần có những định hướng, mục tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước trong mỗi giai đoạn nhất định.