Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi
Nổi bật
Tư tưởng đạo đức, lối sống qua các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa chiếm một vị trí quan trọng trong các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong cuốn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với 443 trang nội dung, Tổng Bí thư đã 394 lần sử dụng từ “văn hóa”, 209 từ “đạo đức”, 81 từ “lối sống”, để thể hiện ý kiến của mình. Những thông điệp quan trọng của Tổng Bí thư về văn hóa, đặc biệt là thông qua đạo đức và lối sống, chính là mạch tư tưởng chủ đạo, góp phần tạo nên giá trị đặc biệt cho cuốn sách.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tầm nhìn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Vừa qua, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản cuốn sách: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tập hợp 29 bài viết nghiên cứu, bài phát biểu sâu sắc, thể hiện tầm cao của tư duy lý luận cách mạng, chắt lọc và tổng kết thực tiễn với những minh chứng thuyết phục về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tầm nhìn thời đại, góp phần quan trọng trong quá trình tiếp tục xây dựng, củng cố, bổ sung và phát triển vững chắc nền tảng lý luận cách mạng Việt Nam của Đảng ta hiện nay.
Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ một số thiết chế bảo tàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm ở Việt Nam
Xây dựng môi trường văn hóa (MTVH) là một khái niệm mới được sử dụng gần đây ở Việt Nam, đề cập đến những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội hiện đại. Trong đó, cảnh quan văn hóa là một trong các thành tố của một tổng thể các sản phẩm văn hóa: chương trình, hành vi, thiết chế, phương tiện… Bài viết tìm hiểu một số khái niệm, quan niệm về cảnh quan - không gian văn hóa, những ví dụ về vấn đề này tại một số thiết chế bảo tàng có kiến trúc độc đáo trên thế giới; rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn xây dựng cảnh quan văn hóa tại các thiết chế bảo tàng ở Việt Nam hiện nay.
Vai trò của giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc đối với sự phát triển của hai quốc gia trong giai đoạn hiện nay
Giao lưu văn hóa (GLVH) là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người, vừa gắn với sự tiến hóa xã hội, vừa gắn với sự phát triển văn hóa của mỗi cộng đồng. Với đặc điểm địa lý đặc biệt, với tính chất cởi mở, khoan dung, văn hóa Việt Nam từ rất sớm, đã có điều kiện thuận lợi để giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác. Trong đó, GLVH Việt Nam - Trung Quốc có thể nói là mối giao lưu lâu dài, phức tạp, nhiều thăng trầm nhất, đồng thời cũng là quan hệ bền vững, đạt nhiều thành tựu và có ảnh hưởng to lớn nhất đến mỗi quốc gia. Quá trình GLVH giữa hai nước đã tác động tích cực đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Bài viết làm rõ vai trò của GLVH Việt Nam - Trung Quốc đối với sự phát triển của hai quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa đối ngoại trong bối cảnh hiện nay
Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển và đi lên của đất nước, công tác đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, đối tượng và địa bàn hoạt động, góp phần quan trọng chuyển tải đến thế giới thông tin, hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, hội nhập thành công và giàu tiềm năng hợp tác. Trong thông tin giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp tác phát triển của Việt Nam, yếu tố văn hóa đóng vai trò đậm nét. Các quốc gia trên thế giới, dù đang phát triển hay là một nước phát triển, đều coi trọng các hoạt động thông tin đối ngoại về văn hóa, coi đây như sức mạnh mềm nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Văn hóa càng tỏ rõ ưu thế trong công tác thông tin đối ngoại.
Bàn nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các Hội VHNT
Sáng 25-4, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban sơ kết quý I/2022 với các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, trong đó nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các Hội VHNT được đề cập, nhất là vấn đề tài chính, kinh phí hoạt động.
Góp phần tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất, con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Do vậy, việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là sự bảo đảm đặc tính riêng của mỗi dân tộc, thể hiện sức sống thật sự của dân tộc ấy.
Phát huy vốn văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội hiện nay
Công nghiệp văn hóa (CNVH) là các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa văn hóa, hội tụ 4 yếu tố: tính sáng tạo, vốn văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh. Vốn văn hóa không chỉ tạo ra sản phẩm văn hóa mà còn tạo ra môi trường và điều kiện cho ngành CNVH phát sinh và phát triển. Phát triển CNVH dựa trên nguồn vốn văn hóa trở thành xu hướng tất yếu vì vai trò và lợi ích của nó đối với sự phát triển bền vững. Với nguồn vốn văn hóa phong phú, đa dạng, Hà Nội đang trong tiến trình xây dựng những ngành CNVH thích ứng với các bước phát triển mới của thời đại.