• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế, xã hội: Nghiên cứu quốc tế và hàm ý chính sách rút ra

Mô hình Phát triển dựa trên văn hóa (Culture Based Development-CBD Model) mang đến những thay đổi căn cơ trong cách chúng ta nhận thức và tích hợp văn hóa vào các lý thuyết kinh tế và phát triển. Khi bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu đã và đang phải trải qua những biến đổi nhanh chóng, khó lường, thì mô hình CBD đang mang đến những tia hy vọng, vạch ra con đường hướng tới phát triển bền vững, toàn diện và hài hòa về mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Bài viết làm sáng tỏ những ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn của mô hình CBD, đồng thời rút ra những hàm ý chính sách quan trọng để có thể áp dụng vào trong thực tế của đời sống kinh tế, xã hội.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm tựa cho phát triển văn hóa

Thực tiễn quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển văn hóa đã cho thấy một số hạn chế bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa để điều chỉnh những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Một số mối quan hệ cần giải quyết trong phát triển văn hóa Việt Nam - Nhìn từ cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024) là một tác phẩm quan trọng và là cuốn cẩm nang với nhiều quan điểm chỉ đạo sâu sắc, toàn diện về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Với hơn 900 trang, gồm 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cuốn sách đã trình bày một cách toàn diện và sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Toàn cầu hóa văn hóa và sự phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

Toàn cầu hóa văn hóa đã và đang tác động đa chiều đến sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. Bài viết trình bày quan niệm về toàn cầu hóa và toàn cầu hóa văn hóa; khái quát về sự phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những tác động của toàn cầu hóa văn hóa đến sự phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Cơ sở hình thành việc phụng thờ Anh hùng dân tộc Ngô Quyền vùng đồng bằng Bắc Bộ

Hiện nay, di tích phụng thờ Anh hùng dân tộc (AHDT) Ngô Quyền tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tại Hải Phòng, tính đến năm 2023, có 33 di tích được xếp hạng cấp thành phố và cấp quốc gia. Bên cạnh đó, di tích phụng thờ ông còn được tìm thấy ở Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ. Như vậy, với sự xuất hiện nhiều di tích phụng thờ Ngô Quyền tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, chứng tỏ đây là vị AHDT có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân nơi đây.

Nguồn lực sinh thái - văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh duyên hải vùng Tây Nam Bộ, được biết đến là một địa phương giàu bản sắc văn hóa tộc người. Bài viết đứng dưới góc nhìn kiến tạo luận trong Văn hóa học liên ngành với các khoa học xã hội khác, áp dụng lý thuyết lựa chọn duy lý của Fredrik Barth (1966) và lý thuyết chuyển hóa các trường lực kinh tế - văn hóa của Pierre Bourdieu (1977) để phân tích, đánh giá nguồn lực sinh thái - văn hóa các dân tộc tỉnh Trà Vinh thành các triết lý (giá trị) cốt lõi, từ đó xây dựng định hướng phát huy các nguồn lực ấy trong đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương. Nghiên cứu này bước đầu xác định ba triết lý văn hóa quan trọng của các dân tộc Trà Vinh trong ứng xử với môi trường sinh thái, với con người và với môi trường xã hội của họ là: thuận thiên - khoan dung - tiến bộ

Quá trình di sản hóa cầu Long Biên - Nhìn từ góc độ nhân học

Sau hơn 120 năm tồn tại, cầu Long Biên không đơn thuần là một công trình kiến trúc mà còn là một chứng tích lịch sử của đất nước, nổi bật là sự góp mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đồng thời, trong hơn một thế kỷ qua, nó gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân thuộc địa phận quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Vì vậy, từ lâu người dân nơi đây đã coi cầu Long Biên là một biểu tượng lịch sử - văn hóa.