• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Lễ hội đua thuyền Tứ Linh tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi: Nhìn từ quan điểm “trình diễn văn hóa” của Victor Turner

Tóm tắt: Bài viết sử dụng quan điểm trình diễn văn hóa của Victor Turner để phân tích lễ hội như một quá trình biến đổi xã hội, trong đó giai đoạn ngưỡng đóng vai trò trung gian, tạo điều kiện cho sự hình thành sự cộng cảm và tái khẳng định bản sắc văn hóa cộng đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lễ hội đua thuyền Tứ Linh tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi có cấu trúc ba giai đoạn, phù hợp với mô hình mà Turner đề xuất: phân tách, ngưỡng và tái hòa nhập. Lễ hội không chỉ là một thực hành nghi lễ, mà còn là một biểu hiện của sự gắn kết xã hội và khẳng định bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng địa phương.

Sinh thái truyền thông và văn hóa đại chúng: Hội tụ hay phân tán?

Tóm tắt: Sinh thái truyền thông nghiên cứu cách phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết, cảm xúc và ứng xử của con người, đồng thời xem các phương tiện ấy như hệ thống môi trường định hình tư duy, hành vi và cấu trúc xã hội. Văn hóa đại chúng chỉ các hoạt động hằng ngày, lối sống và sản phẩm văn hóa được truyền bá nhờ phương tiện truyền thông đại chúng. Nghiên cứu này phân tích tính hội tụ và phân tán của hai lĩnh vực, cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của công nghệ truyền thông trong việc định hình các hoạt động và bản sắc văn hóa. Mối quan hệ giữa sinh thái truyền thông và văn hóa đại chúng không chỉ là hội tụ hay phân tán mà còn thể hiện sự giao thoa, chính sự giao thoa này cho thấy rõ cách thức sinh thái truyền thông đóng vai trò vừa là chất xúc tác, vừa là môi trường cho quá trình sản xuất và phát triển của văn hóa trong xã hội đương đại.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người Việt - Khmer - Hoa ở tỉnh Sóc Trăng: Một số vấn đề lịch sử - văn hóa

Tóm tắt: Sóc Trăng là tỉnh thành có vị trí quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là nơi giao lưu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa lục địa và hải đảo nên đây là nơi gặp gỡ giữa các cộng đồng người với những đặc trưng riêng biệt về văn hóa vật chất và tinh thần. Sự cộng cư của các tộc người Việt - Khmer - Hoa đã tạo nên một vùng văn hóa vừa đa dạng, vừa thống nhất, vừa mang những nét chung, vừa thể hiện những nét riêng về bản sắc văn hóa tộc người. Bài viết vận dụng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, tập trung phân tích một số vấn đề lịch sử - văn hóa trong giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người Việt - Khmer - Hoa, góp phần nhận diện mối quan hệ giữa các tộc người cộng cư ở tỉnh Sóc Trăng qua giao lưu và tiếp biến văn hóa.

Phát huy vai trò của văn nghệ sĩ trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giai đoạn hiện nay

Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành nhiệm vụ mang tính chiến lược và cấp bách. Đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng trong công cuộc này, không chỉ là những người phản ánh hiện thực xã hội mà còn là lực lượng tiên phong trong việc tuyên truyền, lan tỏa tư tưởng của Đảng thông qua các sáng tác nghệ thuật. Bài viết phân tích những đóng góp của văn nghệ sĩ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Các giải pháp chính bao gồm: hoàn thiện chính sách quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo nghệ thuật và xây dựng hệ thống văn hóa tư tưởng vững chắc nhằm đối phó với các ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Ảnh hưởng của văn hóa đến quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tóm tắt: Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách quản trị và vận hành doanh nghiệp. Văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến các hành vi và thói quen của cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cách một tổ chức ra quyết định, xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự. Sự đa dạng văn hóa trong môi trường kinh doanh hiện nay được thúc đẩy bởi quá trình toàn cầu hóa và sự di chuyển lao động quốc tế, khiến cho việc hiểu rõ và tận dụng các yếu tố văn hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tác động của văn hóa đến quản trị doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng lợi thế văn hóa để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Văn hóa số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tóm tắt: Chuyển đổi số được coi là một trụ cột quan trọng tạo nên sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Văn hóa số là một thành tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Bài viết phân tích, nghiên cứu sự hình thành của văn hóa số, những vấn đề của quá trình chuyển đổi số, đề xuất những chính sách nhằm thích ứng với quá trình chuyển đổi số, đưa văn hóa trở thành một động lực phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Giải pháp tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Tóm tắt: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa là một vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, mà còn liên quan đến việc xây dựng niềm tin và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý di sản. Di sản văn hóa là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử, văn hóa và bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn di sản văn hóa đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự thiếu minh bạch trong các quyết định, chính sách và nguồn lực dành cho bảo tồn di sản.

Tài năng trẻ trong sáng tạo và phát triển văn hóa, nghệ thuật - Nhận diện và định vị

Tóm tắt: Bài viết nhận diện tài năng trẻ nói chung và tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật nói riêng, từ đó định vị tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Tác giả đã đưa ra giải pháp phát huy nguồn lực tài năng trẻ trong sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật. Đây là bài tham luận tại Hội thảo “Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật” do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tổ chức tháng 11-2024.

Phát triển công nghiệp văn hóa thúc đẩy du lịch - Bài học từ Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa tự nhiên và nhân văn đa dạng, giàu giá trị. Tuy nhiên, làm thế nào để biến những giá trị văn hóa đó thành sản phẩm thúc đẩy hoạt động du lịch là việc không đơn giản. Thực tiễn cho thấy, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, khai thác yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa quốc gia, dân tộc. Đồng thời, giá trị từ công nghiệp văn hóa (CNVH) cũng chính là nguồn lực phát triển du lịch. Bài viết hy vọng cung cấp một góc nhìn về CNVH tạo thúc đẩy phát triển du lịch và xem đó là bài học từ TP.HCM.

Hướng đến xây dựng văn hóa xanh ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc xây dựng và phát triển văn hóa xanh không chỉ là một ước mơ mà còn là một sự cần thiết. Văn hóa xanh không chỉ đề cập đến việc bảo vệ môi trường, mà còn là một cách tiếp cận toàn diện đối với cuộc sống bền vững và hạnh phúc. Bài viết đưa ra những kiến giải làm rõ hơn khái niệm về văn hóa xanh và chia sẻ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang chuyển đổi theo hướng xây dựng văn hóa xanh với những thói quen, lối sống và giá trị ưu tiên tính bền vững của môi trường và sự phát triển hài hòa của thế giới tự nhiên. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp để xây dựng văn hóa xanh ở Việt Nam, giúp chúng ta đi đúng xu hướng chung của thế giới và góp phần vào việc xây dựng một Việt Nam xanh - hình thành nên một môi trường sống xanh, bền vững và thịnh vượng cho tương lai của đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cán bộ và công tác đào tạo cán bộ. Người coi “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (1), “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (2). Đối với cán bộ văn hóa nghệ thuật, Người cũng dành sự quan tâm đặc biệt và định hướng đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật có phẩm chất đạo đức cách mạng, có năng lực và trình độ chuyên môn để đảm đương nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa trong tiến trình phát triển đất nước. Bài viết nghiên cứu vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về cán bộ văn hóa nghệ thuật và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật thời kỳ mới.