• Văn hóa > Cổ truyền

Cấu trúc lưỡng hợp trong lễ hội của người Chăm (Nghiên cứu trường hợp lễ Rija Nagar - lễ hội đầu năm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận)

Tóm tắt: Bài viết tập trung vào việc phân tích cấu trúc lưỡng hợp trong lễ hội Rija Nagar đầu năm của người Chăm tại thôn Bỉnh Nghĩa, Ninh Thuận. Lễ hội này, dù có những điểm tương đồng với các vùng Chăm khác nhưng lại chứa đựng nhiều nét đặc sắc và khác biệt, đặc biệt trong các nghi thức và biểu tượng. Bài viết làm nổi bật nghi thức múa phồn thực thể hiện khát vọng về sự sinh sôi, nảy nở. Tác giả cũng chỉ ra nhiều biểu tượng lưỡng hợp khác trong lễ Rija Nagar Bỉnh Nghĩa, vừa thể hiện tư duy nhị nguyên sâu sắc của người Chăm, vừa là sự kết hợp hài hòa giữa các phạm trù đối lập trong văn hóa của dân tộc Chăm. Lễ Rija Nagar Bỉnh Nghĩa không chỉ là một nghi lễ đơn thuần mà còn là một tổng thể văn hóa phức tạp, chứa đựng nhiều lớp nghĩa sâu sắc về sự sinh sôi, giao hòa giữa âm - dương, đực - cái, cũng như giữa các cấu trúc mang tính cặp đôi trong xã hội và văn hóa Chăm.

Nghề làm gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận): Từ tiềm năng đến định hướng phát triển kinh tế di sản

Tóm tắt: Nghề làm gốm Bàu Trúc, một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, không chỉ là biểu tượng văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận mà còn là tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế di sản. Bài viết này phân tích tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế di sản từ nghề gốm Bàu Trúc, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn địa phương. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển bài bản, kết nối các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng chủ thể và tạo dựng không gian di sản để phát huy giá trị văn hóa. Kinh tế di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tạo dựng bản sắc địa phương. Tuy nhiên, việc áp dụng kinh nghiệm quốc tế cần linh hoạt, phù hợp với đặc thù địa phương, tránh rập khuôn máy móc.

Làng khoa bảng Nguyệt Viên (Thanh Hóa)

Tóm tắt: Làng Nguyệt Viên, phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa, trước đây thuộc huyện Hoằng Hóa - một huyện có truyền thống hiếu học, văn hiến. Cả huyện có nhiều người văn nho đỗ đạt, trong đó Nguyệt Viên nằm trong danh sách dẫn đầu và nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh. Trải qua các triều đại Lê, Mạc, Nguyễn đến tận khoa thi cuối cùng năm 1919, mạch nối khoa bảng ở Nguyệt Viên không bị đứt đoạn, đây là điều khác biệt so với các làng khác. Những người đỗ đạt này đều ghi dấu tên tuổi của mình trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trở thành những công thần tích cực phò vua, giúp nước. Bài viết phân tích những giá trị truyền thống của làng khoa bảng Nguyệt Viên cần được phát huy trong cuộc sống hiện nay.

Tín ngưỡng thờ thần qua sắc phong ở Tuyên Quang

Tóm tắt: Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ thời Lê sơ, Trần, Nguyễn được khắc trên bia, khánh, chuông, hoành phi, câu đối cùng với thư tịch sách về địa lý, lịch sử, văn học, văn hóa, tín ngưỡng không chỉ là kho tàng văn hóa quý giá, mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của người dân nơi đây. Những tài liệu này đa dạng và phong phú hiện đang lưu giữ ở thư viện trong nước và các đình, chùa, bảo tàng, các di tích lịch sử... của Tuyên Quang. Đây là bức tranh phản ánh sinh động về văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán của các dân tộc tại Tuyên Quang được gìn giữ qua bao thế hệ, gắn liền với lịch sử dân tộc, dân làng, có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc. Bài viết thống kê số liệu sắc phong tại Tuyên Quang, từ đó nêu lên đặc điểm và giá trị của những tư liệu này trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương.

Bảo tồn và phát huy giá trị ghe ngo - lễ hạ thủy ghe ngo của người Khmer tỉnh Sóc Trăng để phục vụ cộng đồng mùa lễ hội Ok Om Bok

Tóm tắt: Ghe ngo - lễ hạ thủy ghe ngo của người Khmer tỉnh Sóc Trăng là một bộ phận cấu thành quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chứa đựng những giá trị quý báu về lịch sử, văn hóa và tinh thần cộng đồng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và khai thác những tiềm năng văn hóa, du lịch liên quan đến ghe ngo vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn toàn diện về ghe ngo và nghi lễ hạ thủy, không chỉ góp phần bảo tồn di sản quý báu mà còn thúc đẩy phát triển văn hóa và du lịch địa phương, nâng cao giá trị văn hóa phi vật thể cộng đồng.

Tín ngưỡng thờ cây thiêng ở nội thành Hà Nội

Tóm tắt: Cây cối có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và trong văn hóa tinh thần của người Việt từ xưa đến nay. Đặc biệt, những cây cổ thụ với hình dáng đồ sộ, hùng vĩ được coi là cây thiêng như cây đa, cây bồ đề, cây si, cây sanh… không chỉ được thờ ở những vùng nông thôn mà ngay cả trên các phố phường Hà Nội cũng tồn tại các miếu thờ cây. Bài viết khám phá thực hành tín ngưỡng thờ cây thiêng ở nội thành Hà Nội nghiên cứu trường hợp tại quận Ba Đình và quận Thanh Xuân. Qua đó, tác giả đề cập tới tâm thức của người Hà Nội trong quá trình đô thị hóa.

Màu đỏ trong bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của người Dao Đỏ

Tóm tắt: Người Dao Đỏ, một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sở hữu nền văn hóa độc đáo và giàu bản sắc. Yếu tố tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong văn hóa của họ là cách sử dụng màu đỏ là màu chủ đạo. Màu đỏ xuất hiện không chỉ trong trang phục, nghi lễ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự bảo vệ và kết nối với tổ tiên. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đã khiến cách sử dụng màu đỏ trong đời sống người Dao Đỏ có sự thay đổi. Các nghiên cứu trước đây thường miêu tả màu đỏ như một yếu tố trang trí trong trang phục và lễ hội nhưng chưa đi sâu vào ý nghĩa của nó. Nghiên cứu này làm sáng tỏ ý nghĩa của màu đỏ từ góc nhìn văn hóa, nghi lễ và sự thay đổi dưới tác động của hiện đại hóa trong văn hóa của người Dao Đỏ. Từ đó, các giải pháp sẽ được đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của màu đỏ trong bối cảnh xã hội đương đại.

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Tóm tắt: Con rắn không chỉ đơn thuần là một loài vật, mà còn là một biểu tượng phong phú, mang nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa trong đời sống người Việt. Rắn xuất hiện trong các truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, thành ngữ với nhiều vai trò khác nhau. Rắn được thờ phụng, gắn liền với các nghi lễ và tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Hình tượng con rắn đã tạo ra một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và đa dạng.

Màu đỏ trên trang phục và lửa trong tục nhảy lửa - Một góc nhìn bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Pà Thẻn

Tóm tắt: Nói đến tục nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang hay Tuyên Quang, nhiều người trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh những người đàn ông nhảy múa trong đống than đỏ rực mà không bị bỏng một cách đầy ma lực và huyền bí ở nhóm dân tộc ít người vùng núi phía Bắc này. Đến với tộc người này, màu đỏ từ trang phục của phụ nữ Pà Thẻn mặc trong các ngày lễ hội, dịp lễ Tết, cưới xin đều mang lại một ấn tượng mạnh mẽ không chỉ ở cách tạo hình trang phục, mà còn ở chính sắc màu rực rỡ như lửa của bộ trang phục đó. Vậy, phải chăng, giữa ngọn lửa trong tục nhảy lửa và thế giới quan của người Pà Thẻn trong sử dụng sắc đỏ có những mối quan hệ đan cài? Bài viết tập hợp những dữ liệu liên quan để nghiên cứu minh chứng và tìm câu trả lời cho luận điểm này.

Múa sạp - Giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống trong không gian phát triển du lịch cộng đồng

Ngày hội Đại xòe - Múa sạp là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Mường Lò - Nghĩa Lộ mà chủ yếu là người Thái ở Tây Bắc. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian nơi đây đã có từ lâu đời và đang ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của mình trong không gian du lịch Việt Nam.

Bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian của đồng bào Chăm (Ninh Thuận) - Bài cuối: Vết tích trò chơi trong nghi lễ

Nghi lễ nói chung bao gồm nhiều nghi thức được tổ chức với nhiều đồ tế lễ, nhiều lễ vật… đều mang một ý nghĩa quan trọng trong quan niệm của mỗi dân tộc, trong đó tính biểu trưng thể hiện rất rõ. Trong nhiều nghi lễ của người Chăm có những nghi thức liên quan đến trò chơi dân gian, trong đó đã trở thành những biểu tượng rất đáng quan tâm, điển hình như:

Bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian của đồng bào Chăm (Ninh Thuận) - Bài 3: Trò chơi dân gian Chăm có kết hợp với câu nói, hát, đồng dao

Trò chơi dân gian Chăm có kết hợp với câu nói, hát, đồng dao là trò chơi vừa chơi, vừa hát hoặc nói theo, nội dung hát và nói phản ánh hiện tượng nào đó trong làng vừa mới xảy ra hay ở làng khác du nhập vào rồi sửa đổi cho phù hợp với cách chơi của làng mình.