• Văn hóa > Du lịch

Phát huy giá trị hò sông Mã trong phát triển du lịch ở Thanh Hóa

Là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, hò sông Mã vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị nhân văn độc đáo, luôn được người dân xứ Thanh xem là “thương hiệu nhận diện”, phản ánh sắc thái văn hóa truyền thống của địa phương. Nằm trong dòng chảy chung dưới sự tác động, ảnh hưởng của thời đại, các di sản văn hóa nói chung và hò sông Mã nói riêng đang dần mai một. Vì vậy, công tác bảo tồn, phục dựng di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ các di sản văn hóa truyền thống. Bên cạnh công tác bảo tồn, cần đẩy mạnh khai thác du lịch từ giá trị của di sản hò sông Mã và xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút du khách trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, vừa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, vừa đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội.

Phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa huyện Ba Vì (Hà Nội) gắn với phát triển du lịch

Huyện Ba Vì vùng đất địa linh nhân kiệt thuộc xứ Đoài, nơi chứa đựng bề dày văn hóa mang đậm nét Việt cổ, tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt với lối kiến trúc độc đáo cổ nhất Việt Nam. Không những thế, Ba Vì còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng với nhiều hệ sinh thái phong phú, đa dạng, trở thành điểm dừng chân của các dân tộc anh em Kinh, Mường, Dao sinh sống, hình thành nét văn hóa tộc người giàu bản sắc. Vùng thiêng sông núi đã mang lại cho Ba Vì tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch nhờ lợi thế tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác giá trị tài nguyên du lịch sẵn có tại địa phương chưa đạt hiệu quả. Chính vì vậy, nếu công tác quản lý nhà nước được tăng cường và ý thức cộng đồng người dân được nâng cao, trong tương lai du lịch Ba Vì sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để địa phương phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, đậm đà truyền thống dân tộc.

Bảo tồn và phát huy văn hóa người Dao Thanh Phán trong hoạt động du lịch cộng đồng ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Bình Liêu là một huyện miền núi giáp biên của tỉnh Quảng Ninh với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, còn giữ được nét văn hóa bản địa đặc sắc của những bản làng dân tộc chưa bị tác động nhiều bởi đô thị hóa và áp lực của phát triển nóng. Bình Liêu đã được chọn làm bàn đạp tiên phong đi đầu phát triển mô hình kinh tế xanh (trong đó có du lịch xanh) tại Quảng Ninh. Đây được xem là một điểm mới trong hoạt động sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Bình Liêu, trong đó có dân tộc Dao Thanh Phán. Việc phát triển du lịch cộng đồng ở đây không chỉ mang lại lợi ích, mà cũng gây nên những tác động tiêu cực, làm mai một văn hóa truyền thống của người bản địa và làm nảy sinh các vấn đề xã hội không mong đợi khác. Bài viết phân tích những nỗ lực của địa phương trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán ở Bình Liêu với việc phát triển du lịch và đưa ra những giải pháp để có sự phát triển du lịch bền vững, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.

Văn hóa du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Văn hóa du lịch (VHDL) là một nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của du lịch hướng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích quan niệm về VHDL, bài viết tập trung khái quát một số biện pháp phát triển VHDL theo hướng thích ứng an toàn và hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Lâm Bình - điểm du lịch hấp dẫn

Lâm Bình (Tuyên Quang) được thiên nhiên ban tặng cho hệ sinh thái đa dạng, với nhiều cảnh quan sơn thủy hữu tình, đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tạo sự hấp dẫn cho du khách.

Đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch bền vững: cơ hội và thách thức

Trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, lượng khách và doanh số, doanh thu của toàn ngành tăng trưởng mạnh mẽ, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế du lịch. Kết quả đáng ghi nhận này lại mâu thuẫn với sự thiếu hụt, mất cân đối về chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng phát triển tăng trưởng du lịch và yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, bài viết đề cập đến các vấn đề: Đánh giá tổng quan sự tăng trưởng lượng khách du lịch hiện nay, nhận diện về yêu cầu nguồn nhân lực trong xu thế phát triển du lịch; Phân tích cơ hội và thách thức của nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay; Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng với thị trường du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế và thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Phát triển các mô hình du lịch tại Nam Đàn - Nghệ An

Nghệ An là vùng địa linh nhân kiệt, là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là địa danh được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng. Đến với Nghệ An, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng có bề dày và giá trị lịch sử còn được lưu giữ, mà khám phá các mô hình du lịch hấp dẫn.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch cộng đồng của người Giáy ở xã Tát Ngà (Hà Giang)

Người Giáy ở xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang bắt đầu làm du lịch cộng đồng từ năm 2016 đến nay. Trong 5 năm qua, loại hình du lịch cộng đồng đã có những tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục của cộng đồng người Giáy nơi đây. Bài viết tập trung làm rõ các nguồn lực - những cơ sở, lợi thế của địa phương, cộng đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng; từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng trong thời gian tới.