Văn hóa > Du lịch
Nổi bật
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là vấn đề đang được quan tâm của du lịch tỉnh Nghệ An, nhất là trước yêu cầu phát triển và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Công tác phát triển nhân lực của ngành Du lịch Nghệ An trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đang là bài toán cần có lời giải đáp của tỉnh Nghệ An.
Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa dân tộc Tày ở Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh địa đầu Tổ quốc thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, là địa phương có nhiều tộc người thiểu số với nền văn hóa đa dạng, trong đó không thể không nhắc đến những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày. Cao Bằng được coi là một trong những cội nguồn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày; văn hóa Cao Bằng được khắc họa bằng những nét tiêu biểu nhất của văn hóa Tày; du lịch văn hóa Cao Bằng cũng chủ yếu là du lịch văn hóa Tày. Trên thực tế, việc khai thác những giá trị văn hóa dân tộc Tày để phục vụ phát triển du lịch đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, kết quả ban đầu đã đạt một số thành công nhất định, nhưng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Một số giải pháp để phát triển du lịch Hà Nội theo hướng bền vững
Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”. Đó là kết quả của công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng với công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của ngành Du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, để phát triển du lịch Hà Nội theo hướng bền vững cần sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và sự nỗ lực của toàn xã hội.
Nghiên cứu tài nguyên du lịch Bát Xát, Lào Cai trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số tài nguyên tự nhiên và văn hóa có tính đặc thù ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, bài viết gợi ý một số sản phẩm du lịch đặc thù (SPDLĐT) có thể xây dựng được từ việc khai thác các tài nguyên này, nhằm góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương theo hướng bền vững.
Xây dựng một số tuyến du lịch mới gắn với khu di tích và danh thắng Suối Mỡ (Bắc Giang)
Suối Mỡ được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển thành khu du lịch nổi tiếng, địa điểm hấp dẫn du khách trong tương lai. Tuy nhiên, du lịch Bắc Giang nói chung và du lịch Suối Mỡ nói riêng hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng dù đã được tỉnh chú trọng đầu tư trong những năm qua. Để góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh phát triển, đưa khu di tích và danh thắng Suối Mỡ trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch miền Bắc nước ta, trong bài báo này, chúng tôi tiến hành phân tích và đề xuất xây dựng một số tuyến du lịch mới gắn với khu di tích và danh thắng Suối Mỡ.
Vai trò của xây dựng thương hiệu du lịch tại các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam
Thương hiệu du lịch là yếu tố quan trọng duy trì, phát triển thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch không chỉ là động lực phát triển du lịch ở nước ta, còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Với lợi thế là đất nước có nhiều di sản văn hóa thế giới, Việt Nam có điều kiện để phát huy thế mạnh này trong xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
Đánh giá của du khách về các hoạt động dịch vụ tại Khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long (HTTL) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, được khai quật vào tháng 12-2002 với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Ngày 31-7-2010 (giờ Brasil), Ủy ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận HTTL là Di sản Văn hóa thế giới. Bài viết tập trung phân tích: thực trạng du khách đến tham quan khu Trung tâm HTTL; đánh giá của du khách về một số hoạt động của khu di tích sau khi đến tham quan; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút du khách góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội khu di tích này trong thời gian tới.