• Văn hóa > Du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa truyền thống tại Mộc Châu (Sơn La)

Tóm tắt: Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia năm 2023, nơi đây có nhiều giá trị tài nguyên, đặc biệt là các giá trị về văn hóa truyền thống, nhiều sản phẩm du lịch đã được phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách. Dựa trên phương pháp phân tích nội dung, phương pháp so sánh, bài viết bước đầu đánh giá được những khoảng cách, giữa định hướng quy hoạch sản phẩm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với thực tiễn phát triển các sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch... từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện trong thời gian tới.

Du lịch, du lịch thông minh: Thực trạng và giải pháp phát triển đến năm 2030

Tóm tắt: Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển đến năm 2030, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, nghị định, luật… tạo hành lang phát lý, nhằm thúc đẩy sự phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó, du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm cho sự phát triển của mọi ngành nghề khác. Bài viết làm rõ về du lịch, du lịch thông minh, thực trạng, qua đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản, góp phần xây dựng và phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo định hướng phát triển đất nước đến năm 2030 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

Tóm tắt: Du lịch sinh thái (DLST) là một trong những loại hình đã và đang được phát triển trong những năm qua tại nhiều quốc gia trên thế giới. DLST được kỳ vọng có thể đóng góp về mặt tài chính, bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại nguồn sinh kế thay thế cho cộng đồng, đặc biệt tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Việt Nam là một quốc gia có 178 khu bảo tồn thiên nhiên, với sự giàu có về tài nguyên đa dạng sinh học cùng những giá trị văn hóa tâm linh. Các khu bảo tồn thiên nhiên này có tiềm năng phát triển DLST rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động DLST tại đây vẫn tồn tại nhiều vấn đề và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Bài viết này tập trung giới thiệu về sự ra đời của loại hình DLST, phân tích tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển DLST bền vững tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, đề án du lịch sinh thái.

Một số giải pháp bảo tồn văn hóa người Mông ở huyện Si Ma Cai và Bắc Hà gắn với phát triển du lịch

Tóm tắt: Người Mông ở huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà ở tỉnh Lào Cai sở hữu một kho tàng văn hóa truyền thống rất phong phú, giàu giá trị nhân văn. Đó là nguồn tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Từ việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác bảo tồn di sản văn hóa người Mông ở hai huyện, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch, đồng thời góp phần giúp người dân và chính quyền địa phương, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển du lịch ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa; tầm quan trọng của việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong quá trình phát triển du lịch ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam trên cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất một số khuyến nghị đảm bảo mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển du lịch trong thời gian qua.

Phát triển trục du lịch văn hóa tâm linh Tây Yên Tử theo hướng bền vững

Tóm tắt: Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng cũng như sự đa dạng và phong phú của các di tích, danh thắng gắn với tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của người Việt Nam ngày càng trở thành động lực thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh phát triển thể hiện ở số lượng khách du lịch văn hóa tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Bài viết phân tích vai trò quan trọng của du lịch văn hóa tâm linh trong sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là tiềm năng của trục du lịch văn hóa tâm linh Tây Yên Tử. Đồng thời, phân tích tiềm năng và thách thức cũng như đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch này.

Khai thác nguồn lực trong không gian phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích hệ thống nguồn lực du lịch cho phát triển du lịch bền vững thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) trên cơ sở tổng hợp quan điểm về nguồn lực du lịch của các nghiên cứu trước và quan điểm về nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội được thể hiện trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, hệ thống nguồn lực bao gồm: tài nguyên du lịch, con người, tài chính, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế, chính sách. Đây là yêu cầu cần thiết, là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nguồn lực của địa phương. Đánh giá đúng vai trò của mỗi nguồn lực và kết hợp phát huy các nguồn lực là con đường đúng đắn đưa ngành kinh tế du lịch phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, khắc phục những thiếu sót trong cách thức tổ chức, phục vụ, xây dựng thương hiệu riêng cho du lịch Sầm Sơn.

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa các tỉnh vùng Chiến khu Việt Bắc

Chiến khu Việt Bắc còn được gọi là Khu giải phóng Việt Bắc, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, hiện tồn tại hàng nghìn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, được đánh giá là khu vực có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội gắn liền với các đặc trưng di sản văn hóa của vùng. Với hệ thống di sản này cần có sự xác định, đánh giá từ góc nhìn du lịch để hình thành những nguồn tài nguyên du lịch văn hóa độc đáo, đem lại giá trị cao phục vụ cho ngành kinh tế du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong toàn vùng.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Thanh Hóa trong phát triển du lịch

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch được coi là ngành kinh tế “xuất khẩu văn hóa tại chỗ” mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Vì vậy, khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc (trong đó có người Thái) trong hoạt động phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết. Trong bối cảnh chung ấy, sử dụng khung tham chiếu nguồn lực phát triển du lịch, nhóm tác giả đã hệ thống hóa và phân tích vai trò các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Thanh Hóa, từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát huy thế mạnh này trong hoạt động du lịch tại địa phương.

Tiêu chí đánh giá năng lực nguồn nhân lực cấp quản lý ở các cơ sở lưu trú từ 3 đến 5 sao thuộc sở hữu nhà nước

Bài viết nghiên cứu về thực trạng và những thách thức đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ở các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại các cơ sở lưu trú có vốn Nhà nước trong bối cảnh thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP). Các doanh nghiệp nhà nước trong ngành Du lịch, với vai trò dẫn dắt thị trường, sẽ không thể phát triển nhanh và bền vững trên một nền tảng nguồn nhân lực du lịch thiếu số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo và tính chuyên nghiệp. Nghiên cứu này mô tả một bức tranh tổng thể về thực trạng nguồn lao động trong các đơn vị có vốn sở hữu Nhà nước để đề ra những chính sách phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ cấp quản lý nhằm đáp ứng với những yêu cầu trong tình hình mới; đưa ra các khuyến nghị với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề nguồn nhân lực du lịch ở hiện tại và trong tương lai.

Kết quả công tác phát triển du lịch Thanh Hóa năm 2024, bài học kinh nghiệm và phương hướng trong năm 2025

Với hướng đi đúng đắn, sự đầu tư hợp lý và khai thác tốt những tiềm năng sẵn có, du lịch tỉnh Thanh Hóa đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xúc tiến, quảng bá - Dấu ấn đậm nét của ngành du lịch trong năm 2024

Ngày 23-2-2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới. Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTTDL: “Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch”. Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ VHTTDL, chủ động phối hợp với các đơn vị, sở quản lý du lịch địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tổ chức thành công nhiều chương trình xúc tiến mang quy mô lớn ở cả thị trường trong nước và quốc tế, lựa chọn phương thức quảng bá và chủ đề ở mỗi sự kiện phù hợp với thị hiếu của từng thị trường, chú trọng quảng bá ở cả thực tế và trên không gian mạng… Nhờ đó, công tác xúc tiến, quảng bá trong năm 2024 đã mang đến những tín hiệu tích cực, góp phần định vị rõ nét hơn thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.