• Văn hóa > Đương đại

DÂN CA NGHI LỄ ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Dân ca nghi lễ đám cưới được hình thành, phát triển, tồn tại trong môi trường diễn xướng, trong đó vai trò của chủ thể diễn xướng là cơ sở quan trọng cho việc sáng tạo, ứng tác các bài dân ca nghi lễ. Chủ thể diễn xướng giúp cho việc sáng tạo, ứng tác các bài dân ca nghi lễ được dễ dàng hơn, đồng thời cũng quy định cả khuôn khổ, lề lối ứng tác. Nằm trong khuôn khổ, quy luật đó, dân ca nghi lễ đám cưới của người Dao Tuyển được sáng tác, lưu truyền dựa trên cơ sở của truyền thống, phong tục của dân tộc, góp phần bảo lưu các nghi thức đẹp trong đám cưới của người Dao Tuyển.

LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC CHÂU KHÊ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI PHỐ HÀNG BẠC

Làng Châu Khê thuộc xã Thúc Kháng (Bình Giang, Hải Dương), do ông Chu Tam Sương là người sáng lập vào thời Lý, sau đó dân làng đã tôn thờ ông là thành hoàng của làng. Nơi đây có điều kiện thuận tiện về giao thông, có bề dày lịch sử văn hóa, gồm nhiều các di sản vật thể cũng như phi vật thể, những phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu...; đặc biệt có nghề chạm bạc truyền thống với lịch sử lâu đời, phát triển mạnh mẽ trong các giai đoạn khác nhau.

RANG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MƯỜNG Ở LAI ĐỒNG

Nếu như sự giao lưu là quy luật tất yếu của văn hóa thì việc giữ gìn những nét truyền thống chính là thách thức lớn mà bản thân văn hóa phải đối mặt. Đặc biệt, khi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số dần tiếp cận với môi trường hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng có nguy cơ bị mai một. Hát rang của người Mường nói chung và người Mường ở Lai Đồng, Tân Sơn, Phú Thọ nói riêng đang đứng trước hiện thực đó.

ĐÈN LỒNG VIỆT TRONG GIAO LƯU VĂN HÓA

Thời gian qua, các cơ quan chức năng và ngành văn hóa đã có văn bản chỉ đạo về việc đèn lồng có xuất xứ từ nước ngoài được treo tràn lan trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên, đèn lồng đỏ vẫn xuất hiện trên một số tuyến đường, nhà hàng, cửa hiệu… tại nhiều địa phương trên cả nước, khiến phố xá cứ nhang nhác, hao hao giống phố Tàu. Mặt hàng ấy được bày bán rất rộng rãi, nhất là trong những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Trước thực trạng trên, nhiều người dân Việt Nam vẫn băn khoăn tự hỏi: đèn lồng đỏ có phải là bản sắc văn hóa Việt, treo đèn lồng thế nào để giữ được bản sắc văn hóa dân tộc?

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA THỂ DỤC THỂ THAO

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới mọi hoạt động của đất nước vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, vì sự tiến bộ của nhân dân. Người nhận định: “Thể dục thể thao là một công tác cách mạng”, tức là đã đặt thể dục thể thao (TDTT) ngang hàng với các công tác khác như chính trị tư tưởng, tổ chức, văn hóa, giáo dục... Công tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.

LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

Với trên 8000 lễ hội truyền thống một năm ở Việt Nam, vấn đề quản lý và thực hành lễ hội cổ truyền thế nào cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của cuộc sống đương đại đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý nhà nước cũng như của lĩnh vực nghiên cứu văn hóa xã hội hiện nay. Là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hội Gióng ở Phù Đổng và ở đền Sóc Sơn (Hà Nội) cũng không nằm ngoài mối quan tâm trên.

TRUYỀN THỐNG TÌM KIẾM TỰ DO CỦA KẺ SĨ TINH HOA ĐÔNG Á

Có những ngả đường tìm kiếm tự do khác nhau ở hai truyền thống phương Tây và phương Đông. Truyền thống tìm kiếm tự do của kẻ sĩ Đông Á với đặc sắc của nó là hướng nội, giải quyết vấn đề tự do trong quan hệ với chính nội tại của mình. Trong khi đó ở phương Tây lại hướng ngoại, hướng đến giải quyết vấn đề tự do trong mối quan hệ giữa cá nhân với tha nhân và cái khác. Tự do được xác lập là thiên tính, tự nhiên tính, có trong mỗi người, là bẩm sinh. Vấn đề chúng tôi muốn trao đổi không hướng đến luận giải phương Tây tự do hơn Đông Á hay Đông Á đặc sắc hơn phương Tây mà hướng tới làm rõ mỗi phương đóng góp gì cho tự do chung của nhân loại, vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện của mỗi phương.

NHÀ Ở CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI THÁI Ở THANH HÓA VÀ TÂY BẮC

Nhà ở cổ truyền của người Thái ở Việt Nam là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Nhiều khía cạnh của vấn đề được miêu tả sâu, chi tiết với lượng thông tin đầy đủ ở các nhóm Thái, hoặc tổng quan nghiên cứu theo vùng địa lý. Trong số đó, có không ít nghiên cứu được tiến hành và viết bởi chính người Thái. Bài viết này, góp thêm vào kho tàng kiến thức chung về văn hóa vật chất của người Thái ở Việt Nam, cụ thể hơn là so sánh những tương đồng và khác biệt của ngôi nhà cổ truyền người Thái ở Thanh Hóa với vùng Tây Bắc, trong một khung cảnh văn hóa đang dần thay đổi.

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA QUÂN SỰ TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC

Văn hóa quân sự là một bộ phận của đời sống văn hóa xã hội. Trong đó, mỗi quân nhân, đồng thời là một công dân, có nhu cầu chính đáng được hòa nhập với đời sống văn hóa của nhiều vòng cộng đồng văn hóa khác nhau. Phát huy vai trò của văn hóa quân sự đối với xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc là yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình đổi mới đất nước. Bài viết này minh định vai trò của văn hóa quân sự trong dòng chảy của văn hóa dân tộc trên cơ sở quan điểm phát triển văn hóa mà Đảng ta đã xác định trong Đại hội đại biểu lần thứ XII.

TÌM HIỂU TRANG PHỤC HIỆN ĐẠI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo vệ cơ thể thì trang phục hiện đại còn giúp nhận biết người mặc ở một số yếu tố như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, tính cách và góp phần giúp người mặc được hấp dẫn hơn.