• Văn hóa > Đương đại

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHÙA KHƠME TÂY NAM BỘ

Lễ hội truyền thống trong ngôi chùa của người Khơme Tây Nam Bộ là một thành tố của văn hóa mang đậm nét tính chất tôn giáo, dân tộc, có tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của họ. Mặc dù có những biến đổi nhất định, nhưng nhìn chung các lễ hội này vẫn thể hiện bản sắc văn hóa tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mang giá trị nhân văn sâu sắc, biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa cũng như những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tâm sinh lý, nhân sinh quan cũng như thế giới quan của tộc người. Việc nghiên cứu lễ hội dân tộc truyền thống trong chùa Khơme Nam Bộ ở góc nhìn giá trị nhằm góp phần giúp hiểu biết sâu hơn về bản sắc văn hóa nói chung, sự giao lưu, ảnh hưởng cũng như những nét văn hóa độc đáo của người Khơme Tây Nam Bộ nói riêng.

LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM

Katê, lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm, thường được tổ chức vào đầu tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ, cúng tế các vị thần (tại các đền, tháp), dâng lễ cho ông bà tổ tiên đã khuất (tại tư gia). Giá trị nổi bật của lễ hội Katê, so với các lễ hội khác của người Chăm, chính là ở các giá trị, di sản văn hóa của người Chăm được phô diễn trong lễ hội này như các di tích đền, tháp có lịch sử lâu đời, các tác phẩm văn học dân gian mang tính thần thoại, các nhạc cụ, các loại hình diễn xướng ca – múa nhạc truyền thống...

ẨM THỰC TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI TÀ ÔI

Những năm gần đây, do tác động từ văn hóa của người Kinh nên người Tà ôi ở Thừa Thiên Huế bắt đầu tổ chức ăn tết hai lần. Lần thứ nhất ăn tết Ada cổ truyền vào tháng 10 âm lịch khi mùa màng thu hoạch xong. Lần thứ hai ăn tết Nguyên đán theo người Kinh. Vào ngày tết, người Tà ôi thể hiện nét văn hóa truyền thống của mình qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. Vì sinh sống ở vùng núi rừng, lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà ôi thích ăn khô, mặn, cay. Chính bởi vậy, hầu hết các món ăn của người Tà ôi đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái.

VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Mọi định nghĩa đều cho thấy, du lịch gắn liền với hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, nhằm giúp con người hồi phục về thể chất và tinh thần, để họ có thể lao động sản xuất với chất lượng mới, đạt năng suất cao. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch, mỗi cá nhân có thêm những trải nghiệm, nhận thức mới, để hoàn thiện hơn nhân cách bản thân.