NSND Tống Toàn Thắng: Hãy cứ yêu nghề đi, nghề sẽ không phụ mình

NSND Tống Toàn Thắng sở hữu nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế với tiết mục biểu diễn đặc sắc cùng trăn. Ông cũng là Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, một nhà lãnh đạo có nhiều sáng kiến táo bạo, luôn đốt cháy đam mê để khơi gợi tình yêu nghề cho nghệ sĩ.

 
Khác với các ngành nghệ thuật khác, Xiếc đòi hỏi người cống hiến cho ngành phải tập luyện từ khi tuổi còn nhỏ mới đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thân thể cho phù hợp với kỹ năng, kỹ xảo của bộ môn nghệ thuật này. Mới 11 tuổi, cậu bé Tống Toàn Thắng đã gia nhập trường xiếc, tập luyện và biểu diễn tiết mục nhào lộn lần đầu vào năm 1983, khi mới 16 tuổi. Chỉ vài năm sau, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cũng là thời điểm ngành xiếc lâm vào khủng hoảng, hai trong số bốn diễn viên cùng biểu diễn tiết mục nhào lộn với Thắng đã b nghề để lo kiếm sống. Vì xiếc là ngành ngh thut rt đặc bit, dường như c đời ch biu din được mt tiết mc vì k năng, kỹ xảo đòi hỏi rất khắc nghiệt, anh từng băn khoăn, lo lắng, hoang mang. Nhưng bằng nhiệt tình tuổi trẻ, lòng yêu nghề cháy bỏng, anh nhanh chóng vượt qua cú sốc đó. Thời kỳ này, chàng thanh niên Tống Toàn Thắng học để diễn hề xiếc, cùng lúc tìm tòi và tự luyện tập với trăn, một trong những tiết mục thú chưa từng có ở Việt Nam. Anh nhớ tới những suy nghĩ đầu tiên khi quyết định tự vạch hướng đi cho mình, từng bước nhỏ, thận trọng để bắt đầu với sự mò mẫm để tự mình xây dựng tiết mục riêng. Ban đầu là chú trăn nhỏ mua tại chợ chừng 3 kg về nuôi để tìm hiểu loài này. Thấy có khả năng thuần hóa, anh mạnh dạn đề cập với thầy là cố NSƯT Nguyễn Văn Tiến để lên ý tưởng xây dựng hoạt cảnh Thạch Sanh đánh trăn tinh cứu công chúa. Hai thầy trò đề xuất với Liên đoàn Xiếc Việt Nam và được đồng ý đầu tư cho tiết mc miDuyên ngh đã đến, cái tên Thch Sanh cũng gn lin vi anh t đây. Và cùng quá trình đó, c mi lúc anh li phát trin nhiu thêm cho tiết mc, tăng thêm sc cun hút, cuối cùng thì đó chính là tiết mục “chân ái cuộc đời”, tiết mục xiếc trăn khiến anh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới anh từng được din phục vụ. Một “thương hiệu nghệ thuật độc đáo”, một nghệ sĩ mà hình ảnh gắn liền với loài trăn đã từng biểu diễn khắp nơi trên thế giới, từ nước Mỹ, Bắc Âu đến những vùng xa xôi của Đông Âu, để lại dấu ấn sâu đậm với các tiết mục biểu diễn cùng trăn. Nhiều danh xưng đã gắn liền với anh, mà được yêu thích nhất chính là Hoàng tử trăn. Để có được sự vinh danh đó, anh cũng phải trả giá khá lớn. Suốt quá trình biểu diễn tiết mục trăn, anh đã có hơn hai mươi chú trăn làm bạn diễn và trong thi gian đó, anh từng bị nhiều tai nạn khủng khiếp, thậm chí có những lần đã cận kề cái chết khi bị trăn quấn đến nghẹt thở, co giật; hay có lúc bị trăn cắn, máu phun xối xả, lúc tỉnh dậy đã thấy mình trong bệnh viện, bắp tay thì nham nhở không còn nguyên vẹn… Nhưng sau mỗi lần tai nạn, anh không sợ sệt mà luôn tìm thấy những bài học, những cách ứng xử mới đối với từng chú trăn, vẫn giữ nguyên vẹn được cảm giác hào hứng như được tiếp thêm năng lượng tích cực đối với người nghệ sĩ.
Một chương trình trong chuỗi dự án Đi cùng năm tháng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam
 

Bên cạnh việc làm tốt, khẳng định mình trong vai trò một nghệ sĩ biểu diễn xiếc, Tống Toàn Thắng còn là một người truyền lửa cho đồng nghiệp, cho người xung quanh. Ở anh luôn có sự nhiệt tình lan tỏa một cách mạnh mẽ, mãnh liệt như chính bản thân anh, một người vững chãi, nhiệt huyết. So với các ngành nghệ thuật khác, nghệ thuật xiếc rất khó để “làm mới” mình vì bản thân mỗi tiết mục đã đòi hỏi tới ngưỡng của cơ thể, của hệ thống cơ xương khớp… và mỗi nghệ sĩ đều làm được những điều mà người bình thường không thể làm được. Vì vậy, hầu hết các nghệ sĩ đều cả đời biểu diễn một loại tiết mục, sự thay đổi là khó khăn hơn rất nhiều lần. NSND Tống Toàn Thắng (anh được phong danh hiệu cao nhất của nghệ sĩ biểu diễn vào năm 2019) tiên phong trong việc khắc họa chân dung anh bộ đội bằng hình thức xiếc qua các chương trình như Sống mãi Điện Biên; Ký ức Trường Sơn; 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, Vòng tròn bất tử, Huyền thoại mẹ, Vết chân tròn trên cát… Đây là chuỗi chương trình nằm trong dự án Đi cùng năm tháng tri ân sự hi sinh, ca ngợi những chiến công của đội ngũ các chiến sĩ bộ đội, các đặc công, các anh hùng lực lượng vũ trang… Lần đầu tiên ra mắt dự án này là vào năm 2018 và các năm sau đã có s m rng ni dung.

Năm nào Liên đoàn cũng đều có nhng tác phẩm mang tính chính luận, hướng tới những dịp lễ kỷ niệm lớn của đất nước. Đặc biệt trong năm nay, năm chẵn của nhiều dịp lễ trọng đại cũng đã được anh và tp th ngh sĩ lên kế hoch k lưỡng. C th, chương trình Bản hùng ca đất nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào ngày 19/4, tại Rạp Xiếc Trung ương (67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội). Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức 4 buổi biểu diễn xiếc với chủ đề Sen vào ngày 17 18/5… hay các chương trình Tia nắng bình yên, Ký ức Trường Sơn, Tôi yêu Việt Nam… đều là những trọng tâm của Liên đoàn xiếc trong năm nay. Dùng nghệ thuật xiếc để chuyển tải nội dung giàu tính tuyên truyền là một thách thức. Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện, phản hồi từ khán giả khá tích cực. Các tiết mục được dàn dựng công phu, quy tụ lực lượng mạnh, nhiều tiết mục từng đạt giải quốc gia, quốc tế nên chất lượng tốt và giàu tính giải trí.

Các tiết mục của Liên đoàn Xiếc VN được dàn dựng công phu, quy tụ lực lượng mạnh, có chất lượng nghệ thuật cao

 

Song song với các chương trình đáp ứng nhiệm vụ chính trị, NSND Tống Toàn Thắng đã mạnh dạn cùng các nghệ sĩ tạo ra những chương trình kịch xiếc, dùng ngôn ngữ xiếc, tiết mục xiếc móc nối với nhau để “kể lại” một nội dung, một câu chuyện kịch nào đó. Rồi anh kết hợp với nghệ thuật cải lương để cho ra mắt những chương trình mới lạ, đến mức gây phản ứng ở một số nhà hoạt động sân khấu như Cây gậy thần, Thượng thiên thánh Mẫu… Hay khi kết hợp xiếc với rock, tạo nên sự ăn ý giữa hai phong cách nghệ thuật xiếc - rock đã khiến người yêu xiếc thêm lòng tin vào sự phát triển, đi cùng xu hướng thời đại của ngành nghệ thuật khó khăn này.

Giữa bối cảnh nhiều đơn vị sân khấu chịu thua vì khán giả không tới thưởng thức tác phẩm, những thay đổi mang tính cách mạng của nghệ sĩ Tống Toàn Thắng đã được anh chị em đồng nghiệp đánh giá cao. Ngn la ngh cháy bng y đã thu hút, quy t được dàn din viên Liên đoàn Xiếc Vit Nam mà anh đảm nhn chc danh Giám đốc. vào độ chín ca tài năng, không ch ta sáng và sn sàng lên sàn din đốt cháy mình, anh còn là mt đạo din đầy ý tưởng sáng to, mt nhà lãnh đạo sâu sát, thanh liêm, luôn mun truyn cho nhng thế h đi sau mình tình yêu, s hăng say vi ngh qua câu nhc nh: Hãy c yêu ngh đi, ngh s không ph mình! Vi mt ngh sĩ xiếc, sân khu là nơi máu, nước mt trn trong m hôi ca s nhc nhn, quyết tâm vượt qua chính nhng hu hn ca cơ th con người, đem li cm xúc thăng hoa cho người xem. Vi ngh sĩ xiếc, thi tr cng hiến và to thành tu càng ln thì càng phi tr giá bng sc khe lúc có tuổi khi căn bệnh nghề nghiệp đến với mình cùng tuổi tác, buộc họ phải chấp nhận. Dù khó khăn, họ vẫn luôn mong muốn được đứng trên sân khấu. Ở vị trí hiện tại, NSND Tống Toàn Thắng hoàn toàn không cần đích thân lên diễn, song anh vẫn sẵn sàng đứng biểu diễn, làm khung tựa để các nghệ sĩ lấy lại tinh thần, tiếp tục cống hiến cho nghề. Đã hơn bốn mươi năm gắn với nghề có độ khó, độ thách thức sự dũng cảm cao, anh vẫn khẳng định, mình tuy không giàu về vật chất nhưng rất giàu có về trải nghiệm, về giá trị tinh thần.

Sang năm Ất Tỵ, NSND Tống Toàn Thắng tự thấy, biểu tượng con giáp của năm cũng gợi cho anh nhiều cảm xúc bởi loài vật này đã gắn bó suốt một chặng đường dài, tự thấy mình có mt s gn kết rt khó lí gii vi loài bò sát này. Rắn cùng họ với trăn, là nguồn cảm hứng lớn để anh khai thác, tạo dựng những tiết mục xiếc trong suốt sự nghiệp của mình. Đáng tiếc là hiện nay anh phải dừng hành trình cùng người bạn diễn này vì từ cuối 2018, Liên minh châu Á vì động vật (AFA) đã đề nghị Bộ VHTTDL cấm dùng động vật hoang dã trong hoạt động biểu diễn xiếc. Có lẽ, anh sẽ sáng tạo ra hình thức khác để vẫn dùng được biểu tượng của loài động vật này mà không phải có sự góp mặt của trăn.

Mỗi nghệ sĩ đều có hành trình sáng tạo của mình. Gắn bó với ngành sân khấu nhiều năm, tiếp xúc với rất nhiều nghệ sĩ, nhưng những hy sinh, những nhiệt tình đối với nghiệp tổ vẫn luôn là những bài học, những câu chuyện gây xúc động, đầy cm hng tích cc. Mong rng, khán giả vẫn tiếp tục được thưởng thức thành tích của NSND Tống Toàn Thắng ở trình độ ngày càng cao hơn.

NSND Tống Toàn Thắng vui đùa cùng chú trăn - “nhân vật” đã giúp anh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia với danh xưng Hoàng tử trăn

 

CAO NGỌC

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

 

;