Trang phục cô dâu Nùng Dín ở Lào Cai

Trang phục cô dâu dân tộc Nùng Dín, Mường Khương, Lào Cai

 

Ở Việt Nam, người Nùng là một trong những dân tộc thiểu số có nhiều nhóm ngành địa phương với các tên gọi khác nhau như: Nùng Ing, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Tùng Slìn, Nùng Quý Dỉn, Nùng Dín, Nùng Khen Lài, Nùng Giang... Mỗi một ngành (nhánh) lại có những đặc trưng riêng về phong tục, tập quán, văn hóa, nghi lễ cũng như quan niệm thẩm mỹ. Người Nùng cư trú tại tỉnh Lào Cai là nhóm Nùng Dín, h sinh sống trên địa bàn khá rộng và thường tụ thành bản làng ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều ở huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên...

Đối vi người Nùng Dín trang phục truyền thống là hình ảnh của văn hóa tộc người, hàm chứa nhiều giá trị, ý nghĩa. Đặc biệt bộ lễ phục của cô dâu mặc ngày cưới còn mang đậm bản sắc địa phương, góp phn phân bit gia người Nùng vi các dân tc khác và gia người Nùng sinh sống ở các địa phương khác nhau.

Tạo dáng và trang trí trang phục là một loại hình nghệ thuật hết sức đa dạng. Trang phục cô dâu của người Nùng Dín là bộ lễ phục truyền thống để nhà gái thách cưới khi người con gái trưởng thành xut giá. Đó là l phc cô gái mc trong ngày cưới, sau khi lập gia đình họ diện đi trẩy hội và mặc khi qua đời để về với tổ tiên ở một thế giới khác. Có thể nói nó đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời người phụ nữ Nùng Dín. Tìm hiu v b l phc vi biu tượng, ý nghĩa và nghệ thuật trang trí để bảo lưu, phát huy các giá trị độc đáo là vn đề cần được quan tâm trong bối cảnh phát triển công nghiệp hóa văn hóa hiện nay.

Đồ trang sức của cô dâu dân tộc Nùng Dín, Mường Khương, Lào Cai (chụp sau lưng)

Trang trí cổ áo lớp trong của cô dâu dân tộc Nùng Dín, Bắc Hà, Lào Cai

 

Bộ trang phục của cô dâu được làm thủ công, tỉ mỉ, tạo giá trị thẩm mỹ khác với một số dân tộc khác. Về tạo dáng áo mỗi nhóm Nùng có những điểm nhận diện độc đáo và tín hiệu nhận biết khi nhìn vào đó là độ dài ngắn của chiếc áo nữ và cách bài trí màu sắc hoa văn của áo chúng ta cũng phần nào phân biệt được đặc điểm của từng nhóm. Áo nữ của người Nùng Dín cộc ngang hông nhưng áo dài quá gối lại là nhóm Nùng Xuồng, áo dài phủ mông là Nùng An hay tay áo thêu nhiều hoa văn trên phần vải can nơi cổ tay là Nùng Khen Lài... Nhìn chung, chiếc áo cô dâu giữa các nhóm Nùng đã có những khác biệt nhưng ngay trong một nhóm ở cùng một tỉnh cũng không hoàn toàn giống nhau. Phải chăng đây là nét văn hóa mang tính khu biệt.

Theo nghiên cứu điền dã, một bộ trang phục cô dâu đầy đủ gồm áo, khăn, váy, giầy vải và đồ trang sức bạc. Tuy nhiên tùy địa phương, tùy hoàn cảnh gia đình mà trang phục cô dâu hay trang sức có tạo dáng, trang trí mang đặc điểm chung hoặc không đồng dạng.

Đặc đim chung của phụ nữ Nùng Dín khi cưới mặc chiếc áo may ngắn, chất liệu vải láng hoặc vải sợi bông đã nhuộm chàm và hồ sáp ong tạo thành màu đen bóng đặc trưng. Áo lin tay, m vt gia, c áo cao 3cm, xung quanh c có gn các ht bc theo hình qu núi xen k vi hoa văn ghép vi hình rau rn. Dáng áo được cắt hơi loe về phần hông, eo bó, gấu áo lượn bầu, trông như một chiếc lưỡi rìu. Ngoài ra mỗi nhóm Nùng Dín ở mỗi địa phương sẽ tạo những điểm riêng biệt như phối các lp áo hay trang trí hoa văn không đồng nhất.

 Trang trí cổ áo của cô dâu dân tộc Nùng Dín, Mường Khương, Lào Cai

 

Ở nhóm Nùng Dín cư trú ở Mường Khương, trên cổ áo cô dâu được trang trí đính các ht bc, tạo khối giống như những bầu vú của người mẹ. Cách trang trí này được đồng bào quan niệm đó là biu tượng ca người ph nữ (tính nữ). Đim nhn ch đạo ca áo cô dâu là nơi c áo khép li được đính mt cp khuy cài bng bc có chạm hoa văn, hình dáng khuy được tạo đăng đối giả. Phần tạo móc gài một bên cổ được đúc hình biểu trưng phần sinh thực khí của nam và móc gài của khuy bên kia là biểu trưng cho phần sinh thực khí của nữ, biểu tượng cho giống đực và giống cái với ước nguyện lứa đôi hoà hợp, ước nguyện sinh tồn. Trên chiếc áo cộc, ngoài cặp khuy đặc biệt cài trên cổ, áo còn có mười lăm cặp khuy có gắn biểu tượng hình chim và hoa hành, làm bằng bạc trắng tương phản với nền màu chàm đen của áo tạo một vẻ đẹp có chiều sâu huyền bí. Phần gần cửa tay áo có can, đáp một băng vải màu xanh. Gấu áo được viền chỉ ngũ sắc và điểm một dải hình hoa lê màu trắng với quan niệm màu ngũ sắc có thể xua tan tà khí bảo vệ cho người mặc; hoa lê trắng vẻ đẹp thuần khiết ngụ ý tình yêu ban đầu của đôi lứa, nếu thêu trên áo nhà trai tặng còn mang nghĩa biểu thị tình cảm...

Cùng là áo cô dâu nhưng nếu nhóm Nùng Dín ở Mường Khương chỉ có một chiếc với cách đính khuy áo, trang trí hoa văn với ý nghĩa đặc biệt thì với nhóm ở Bắc Hà lại có chút khác biệt tạo nên sự phong phú của trang phục người Nùng Dín.

Áo cô dâu Nùng Dín Bc Hà gồm hai chiếc, được gi chung là sư mí lu. S đílà chiếc áo lp lót trong và “sử lọc” là chiếc áo ngoài, được cắt khâu bằng vải bông hoặc vải láng nhuộm chàm. Lớp áo ngoài cũng tương đồng với nhóm đồng tộc tại Mường Khương đó là áo được miết trên mt bng đá xanh, hoc ly đá quy miết cho mt vi tr nên trơn bóng. V trang trí, áo ngoài trên c có gn các ht bc trang trí to thành các hình tam giác liền kề nhau (hình đồi núi) quanh phần cổ kết hợp với ánh sáng tự nhiên làm rạng rỡ khuôn mặt cô dâu trong ngày cưới. Áo lớp trong có cổ áo cao hơn, thêu hoa văn hình hoa dây, khuy cài bằng vải. Nhìn chung chiếc áo lớp ngoài có cổ gắn hạt bạc hình quả núi có phần tương đồng với những cư dân đồng tộc ở Mường Khương nhưng không thêu xen kẽ hình hoa văn rau rớn. Thay vào đó họ lại để lộ lớp hoa dây thêu ở lớp áo bên trong. Đim khác bit ln nht các cp khuy trên áo, đồng bào Bc Hà đính các hạt cúc bạc được cách điệu từ hình con ốc xoắn gài vào nhau chạy dọc phần nẹp khuy cài áo, có lẽ đây là đặc đim của người cư trú nơi giáp các ngun nước.

 

Trâm cài tóc của cô dâu dân tộc Nùng Dín, Lào Cai

Hoa tai bằng bạc và vòng tay bằng bạc của cô dâu dân tộc Nùng Dín, Lào Cai

 

Khăn cô dâu của người Nùng Dín ở huyện Bắc Hà gồm hai chiếc màu chàm đen: khăn quấn trong được may bằng hai lớp vải màu chàm gọi là “chíp mí lu” dài 1,5m, rộng 7cm; khăn lớp ngoài được gọi là “nóp mí lu”, dài 1,9m, rộng 23cm và có đính tua dài 10cm ở mỗi đầu khăn. Cả hai chiếc khăn không trang trí hoa văn. Ở Mường Khương, khăn quấn bên trong của cô dâu có đính by hàng ht bc để trang trí, các ht bc được xếp thành b cc hình núi đá, th hin cho tính n. Khi qun lp khăn trong, gài trâm trang trí trên búi tóc, sau đó qun ph khăn ngoài. Khăn ngoài được làm bng vi la đen t dt, thêu hai hàng hoa văn nh hình con chim đang múa hai đầu khăn, cui khăn có tua buông khong 10cm, git v hai bên thái dương, r xung rt mm mi.

Váy của người Nùng Dín được may bằng một khổ vải rộng và xếp rất nhiều nếp tạo độ xoè giống kiểu xoè nếp váy của một số nhóm Mông, hay người Thu Lao... Dưới cạp váy được viền bằng một khổ vải trắng, cũng có nơi viền bằng vải màu hồng, xanh, tạo độ nở cho phần hông, làm dáng váy mềm mại khi di chuyển, mang lại cảm giác lung linh, lộng lẫy, có phần mê hoặc. Chiều dài của váy tuỳ theo người mặc nhưng phải dài sát đến mắt cá chân của cô dâu để không thể che lấp đôi giày. Váy không may không khép kín, cạp váy có dính hai dây để “búi váy” ở mông tựa như đuôi con chim “phẳn paiw”, thay dây lưng giữ váy chặt trên eo.

Giày vải, mũi cong kiểu hình thuyền, đế làm từ cây srương khón sé bền chắc, thân giày thêu hoa dây, đuôi chim, viền kim tuyến màu vàng, trắng, phản quang với ánh sáng.

Đồ trang sc không ch làm tăng nét đẹp, s quý phái mà vi đồng bào còn hàm cha nhiu ý nghĩa. Trang sc của người Nùng Dín thường được làm bằng bạc, chúng gồm một bộ trâm cài, hai dây đeo trên cổ, hoa tai, dây đeo chìa khóa và vòng tay. Trang trí trên tóc là bộ trâm cài gồm một chiếc lớn và hai chiếc nhỏ được tạo dáng giống nhau, gò nổi hình quả sở, treo hình chim và ba bông hoa hành, viền trang trí bằng các đốm tròn nhỏ. Khi buộc tóc gọn tròn trên đỉnh đầu cô dâu, sau đó cài trâm to gia và hai trâm nh phía sau. Dây xà tích (vòng cổ) gm hai dây slaiw hô khng tsử”sli song già lin. “Slaiw hô khủng tsử” gồm nhiều cặp vòng tròn nhỏ móc vào nhau, gắn khánh có họa tiết rau rớn, bốn con cá, hoa, treo khánh bạc (những gia đình có điều kiện kinh tế sẽ dùng khánh ngọc). Tấm khánh được đeo quay về sau lưng để bảo vệ khỏi những gì con người không nhìn thấy. “Slải soống già lin” xâu hạt bạc tròn, liên kết bằng hộp bạc vuông chạm hoa lá, khánh chạm hoa bí đỏ, chim, hoa. Theo quan niệm dân gian, vòng cổ vừa là trang sức vừa là bùa giữ vía, chống ma quỷ, bệnh tật che chở bảo vệ cô dâu.

Trang phục cưới của dân tộc Nùng Dín, Lào Cai

 

Hoa tai cũng là phụ kiện không thể thiếu trong bộ trang sức cô dâu. Hoa tai nhìn giống con chim thường được chạm họa tiết hoa lê, đeo gn thêm mt s hình nh như gậy bạc, hình lá, bắp ngô... như đuôi chim đang múa, theo bước chân di chuyển của cô dâu sẽ tạo độ phản sáng, lấp lánh xua tà khí, đuổi ma. Dây treo chìa khóa bằng bạc gắn hoa hành, cá, con bọ cánh cứng, rủ xuống ngang đùi, tạo hoa văn thay đổi khi di chuyển. Vòng tay hình tròn khép kín, trang trí hoa chua me, núi, rau rớn, đeo mỗi tay một chiếc từ ngày cưới.

Việc mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới thể hiện niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đặc biệt những bộ trang phục được làm th công t m, t vic dt vi, thêu thùa, đính kết, th hin trình độ ngh thut cao ca người ph n dân tc.

Trang phục cô dâu mặc trong ngày cưới còn mang yếu tố tộc truyền và có mối liên kết với những câu truyện cổ của tộc người. Truyện cổ dân gian kể rằng, từ thời xa xưa, con gái Nùng Dín thông minh, khéo léo, biết bay nhảy như chim muông. Nhưng ở nơi núi rừng khó khăn, họ làm thuê cho nhà vua hà khắc, bị hành hạ, trói buộc bằng xích sắt, xuyên tai, đóng đinh lên đầu. Khi vua chết, họ được tự do xây dựng hạnh phúc. Hoa văn trang phục thường cách điệu từ rau rớn, hoa bí đỏ, núi, đặc biệt là hình chim - biểu tượng linh hồn, tình yêu, điềm lành, dù ý nghĩa cụ thể hay theo quan niệm Nùng Dín vẫn cần nghiên cứu thêm.

Trang phục cô dâu không chỉ là những bộ áo váy đẹp mà còn là tác phẩm nghệ thuật, là biểu tượng văn hóa, mang giá trị lịch sử, giá trị tinh thần to lớn... được đồng bào trân trọng. Trang phục truyền thống dành cho cô dâu người Nùng Dín có ý nghĩa giáo dục “nhớ về cội nguồn”, là tình cảm gắn kết các thế hệ trong gia đình với cuộc đời người ph n... Ngoài chức năng sử dụng, nó còn có giá trị kinh tế cao. Trang phục thể hiện quan niệm thẩm mỹ của các dân tộc thiểu số, được lưu gi truyn qua nhiu thế h, có s thích nghi với tự nhiên và bo lưu kế tha, trở thành di sản quý báu. Bên cạnh bộ trang phục dành cho cô dâu, người Nùng Dín còn giữ nhiều nét văn hóa độc đáo. Để những giá trị truyền thống, đặc sắc của người Nùng Dín không mai một trong xã hội công nghiệp hoá vẫn cần nhiều nghiên cứu, những định hướng và chính sách cụ thể từ nhà nước.

               

Tài liệu tham khảo:

1. Vàng Thung Chúng, Quả lê mũi dài, Hội VHNT Lào Cai, 2000.

2. Vàng Thung Chúng, Phong tục tập quán của Người Nùng Dín ở Tùng Lâu, Nxb Văn hóa dân tộc, 2004.

3. Đỗ Thuý Bình, Hôn nhân gia đình các dân tc Tày Nùng Thái VN, Nxb Văn hóa dân tộc, 1997.

4. Phong tục và tập quán dân Nùng vùng Mường Khương, Viện TT KHXH, Bảo tàng Lào Cai.

5. Tư liệu của Sở VHTTDL Lào Cai.

 

HOÀNG ĐÀO

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

;