• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng ở các nhà trường quân đội hiện nay

Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị, nhằm trang bị tri thức, bồi dưỡng tình cảm; xây dựng thái độ, hành vi đúng đắn; giúp mỗi quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần quân đội

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam. Sinh thời Người vẫn dành thời gian chăm lo, xây dựng và chỉ đạo công tác hậu cần quân đội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ hậu cần.Nhờ đó, ngành Hậu cần quân đội nói chung và đội ngũ cán bộ hậu cần nói riêng đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, luôn tích cực, chủ động “thấy trước, lo trước” bảo đảm kịp thời, đầy đủ cho nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội.

Một số nhân tố tác động đến văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội

Văn hóa pháp luật (VHPL) của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng thể những giá trị tích cực, nhân đạo và tiến bộ trong ý thức pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội. Hiện nay, VHPL của sĩ quan trẻ ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều nhân tố: toàn cầu hóa, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và yêu cầu của công tác bảo đảm hậu cần trong tình hình mới...

Kinh nghiệm, thành tựu thực hiện an sinh xã hội ở Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có 6 huyện, 182 xã (trong đó có 45 xã vùng cao), 01 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và 30 xã đặc biệt khó khăn; kết cấu hạ tầng thấp kém, số người trong độ tuổi lao động cao (chiếm 63,56% dân số); văn hóa xã hội giữa các dân tộc với nhau và các vùng miền có sự chênh lệch lớn... Do đó, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu, cùng với việc triển khai các chương trình an sinh xã hội, đời sống của nhiều tầng lớp dân cư trên địa bàn được cải thiện, nâng cao rõ rệt.