• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

Kinh nghiệm, thành tựu thực hiện an sinh xã hội ở Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có 6 huyện, 182 xã (trong đó có 45 xã vùng cao), 01 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và 30 xã đặc biệt khó khăn; kết cấu hạ tầng thấp kém, số người trong độ tuổi lao động cao (chiếm 63,56% dân số); văn hóa xã hội giữa các dân tộc với nhau và các vùng miền có sự chênh lệch lớn... Do đó, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu, cùng với việc triển khai các chương trình an sinh xã hội, đời sống của nhiều tầng lớp dân cư trên địa bàn được cải thiện, nâng cao rõ rệt.

Góp phần tìm hiểu về văn hóa quân sự Việt Nam

Trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại của dân tộc ta, đã xuất hiện những danh tướng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch sử, như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp... Họ là những anh hùng, không chỉ có tài thao lược quân sự xuất chúng mà còn là những nhà tư tưởng - văn hóa đậm chất nhân văn, đến cả kẻ thù cũng phải khâm phục. Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc, đã hình thành nên những giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó, nét đặc trưng về văn hóa quân sự luôn được nhắc đến như những giá trị tiêu biểu nhất. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, văn hóa quân sự Việt Nam được bổ sung, phát triển và nâng lên ở một tầm cao mới, góp phần tạo ra sức mạnh to lớn giúp dân tộc Việt Nam chiến thắng những kẻ thù xâm lược.

Một số vấn đề cơ bản trong cộng đồng các dân tộc trên tuyến biên giới Việt - Lào

Trong thực tiễn, sự tác động của chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam tuy đã mang lại hiệu quả rất tích cực, làm thay đổi hẳn bộ mặt đời sống cũng như diện mạo mới của cộng đồng các dân tộc trên tuyến biên giới Việt - Lào, song cũng không khỏi bộc lộ những khía cạnh hạn chế, bất cập. Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự hạn chế, bất cập ấy là do chưa bám sát tính đặc thù của cộng đồng các dân tộc trên từng tuyến biên giới, những bước phát triển, nhu cầu phát triển mới của cộng đồng các dân tộc trên tuyến biên giới khi đất nước bước vào hội nhập.

Hoạt động văn nghệ quần chúng tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Hoạt động văn nghệ quần chúng (HĐVNQC) có vị trí quan trọng trong đời sống chiến sĩ nói chung và tại Binh chủng Tăng thiết giáp nói riêng. HĐVNQC bao gồm: các hoạt động văn học; nghệ thuật quần chúng; mỹ thuật; nhiếp ảnh; điện ảnh; sinh hoạt văn nghệ dưới hình thức câu lạc bộ - chuyên đề; chỉ đạo, quản lý, tổ chức khai thác sưu tầm vốn văn nghệ dân gian. HĐVNQC tại Binh chủng Tăng thiết giáp đã bám sát thực tiễn, đơn vị, góp phần bồi dưỡng nhân cách và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của chiến sĩ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Văn hóa lãnh đạo, quản lý của chính trị viên ở các Học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Ngày 17-11-2005, Đảng ủy Quân sự TƯ (nay là Quân ủy TW) đã ra Nghị quyết 513, lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị về việc Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên (CTV) trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhờ vậy, vị trí, vai trò của CTV được nâng lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội luôn đi đúng hướng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. So với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, vấn đề nâng cao năng lực toàn diện về kiến thức, phương pháp, tác phong công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là văn hóa lãnh đạo, quản lý (VHLĐQL) của CTV ở các Học viện, Trường sĩ quan quân đội là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1960 - 1968: Một số kinh nghiệm rút ra

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhất là trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1968, bên cạnh quá trình lãnh đạo các nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đây là khâu then chốt nhằm góp phần đào tạo những thế hệ con người Việt Nam mới “vừa hồng, vừa chuyên”, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ cần thiết đáp ứng yêu cầu sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc.

Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng lối sống của người dân tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tái định cư (TĐC) là một thách thức đối với mỗi người dân ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh khi bị di dời. Trước các tác nhân, những thay đổi, sự xuất hiện các hiện tượng văn hóa mới như một lẽ thường tình bắt buộc con người phải thích nghi, thay đổi để ổn định cuộc sống. Con người muốn tìm một cuộc sống tốt nhất cho mình, ổn định tâm lý an cư lạc nghiệp. Trên cơ sở là sự bắt buộc chuyển đổi thì con người chuẩn bị sẵn sàng tâm lý khi chuyển tới không gian sinh tồn mới. Lối sống tại địa bàn TĐC là một thành tố trong tổng thể các thành tố văn hóa của người dân nơi đây để tạo ra một chỉnh thể xã hội thống nhất, hài hòa.

Công tác tôn giáo của quân đội ở miền Đông Nam Bộ

Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng khóa IX đã xác định: “Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, của các cấp, các ngành và các địa bàn, là một trong những nhân tố tạo nên động lực cho sự ổn định, phát triển đất nước. Vì vậy, làm tốt công tác chính sách tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo” (1). Tiến hành công tác tôn giáo đối với đồng bào theo đạo là nhiệm vụ chính trị của các đơn vị quân đội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Qua thực tiễn cho thấy, nhiệm vụ này đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định địa bàn.