• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

TIẾP CẬN DIỄN XƯỚNG TRONG NGHIÊN CỨU DÂN CA MƯỜNG

Cộng đồng người Mường ở Phú Thọ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó không thể không kể đến những sáng tạo trong âm nhạc dân gian, đặc biệt là dân ca. Ở đó khắc họa những tâm tư trong tình yêu đôi lứa, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, dân ca Mường là ngôn ngữ thay cho tiếng nói trong giao tiếp cộng đồng, là lời thỉnh cầu với thần linh, là những chất chứa, ước mơ về một ngày mai tươi đẹp. Để làm nổi bật những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca Mường, tác giả đã lựa chọn hướng tiếp cận diễn xướng. Đây được xem là hướng tiếp cận có thể đánh giá, chắt lọc và tôn vinh các thể loại âm nhạc dân gian trong xu thế hội nhập, phát triển văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

MỘT VÀI THỦ PHÁP SÁNG TÁC CA KHÚC VỀ QUẢNG NINH

Nói đến Quảng Ninh không thể không nhắc tới vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, các địa danh đã đi vào lịch sử và tinh thần lao động hăng say của những người thợ mỏ. Các nhạc sĩ đã lấy đó làm nguồn cảm hứng, sáng tác ra những tác phẩm vừa mang đậm chất tự sự, vừa thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước. Mỗi tác giả đều có cách xây dựng hình tượng âm nhạc, chọn cho mình những đề tài sáng tác khác nhau. Ở đó, ca từ, giai điệu là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các ca khúc viết về vùng đất Quảng Ninh.

CHẤT THIÊNG TRONG NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC CHĂM

Người Chăm ở miền Trung Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú cả về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán và các loại hình nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật ca múa nhạc truyền thống của người Chăm là một giá trị văn hóa đặc sắc, cấu thành và làm nên sự nổi trội của nền văn hóa này.

VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG GIÁO DỤC THẨM MỸ

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm hình thành, phát triển các năng lực nhận thức, cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ của con người. Bằng những đặc thù riêng của mình, âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất góp phần hình thành ở con người quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực và nghệ thuật.

ĐẶC ĐIỂM HÒA KẾT ÂM NHẠC CỦA VỌNG CỔ NHỊP 32

Trải qua thời gian hình thành và phát triển, vọng cổ không chỉ được sử dụng độc lập mà đã được các nhạc sĩ sáng tạo, trở thành thể điệu có tính hòa kết cao. Nó có thể hòa kết với nhiều thể điệu từ dân gian truyền thống cho đến bác học hiện đại như nhạc quãng tám, hò, lý, các bản vắn của cải lương… Điều này đã làm cho vọng cổ thêm lôi cuốn, giàu sức biểu đạt, dễ đi vào lòng công chúng.

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG CA KHÚC VIỆT NAM

Ngày nay, bản sắc dân tộc là khái niệm cốt lõi dùng để phân biệt đặc điểm văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề đơn giản, bởi vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn xoay quanh quan điểm của các nhà nghiên cứu... Nhân việc tìm hiểu bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, chúng tôi muốn góp bàn thêm về tính chủ quan, khách quan của vấn đề này.

PHÊ BÌNH ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỒN TẠI HAY KHÔNG

TP.HCM được xem là nơi có đời sống văn hóa nghệ thuật sôi nổi nhất, trong đó, âm nhạc là một trong những hoạt động nổi bật, nhộn nhịp. Nhưng trong đời sống âm nhạc, phê bình âm nhạc TP.HCM vẫn là một khoảng lặng. Nhạc sĩ Trần Minh Phi thẳng thắn: “Không hề có phê bình âm nhạc, mà chỉ có những số đông tạp nham, những trò hề giải trí có tên giám khảo và những lá phiếu bầu chọn mang tính bầy đàn. Đó mới là mốt và là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống âm nhạc hiện nay!” (1). Không ít những người có trách nhiệm đều dễ dàng thốt lên “Chúng ta chưa có phê bình âm nhạc”, “Chúng ta không có đội ngũ phê bình âm nhạc chuyên nghiệp” hoặc đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: lý luận - phê bình đang tụt hậu so với sự phát triển của âm nhạc.

GIẢI PHÁP BẢO TỒN ÂM NHẠC TRONG LỄ TẾ NAM GIAO

Trong quá trình tiến hành lễ tế đàn Nam Giao, âm nhạc là yếu tố không thể thiếu. Yếu tố này đã tạo ra những giá trị nghệ thuật từ nhiều góc độ khác nhau trong quá trình hành lễ. Từ công việc luyện tập đến các chương trình liên quan, các dàn nhạc, ca công, vũ công, đến nội dung của cả quá trình tiến hành nghi thức lễ đều phải hợp thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, được tập luyện rất công phu.

VÀI NÉT VỀ GIAI ĐIỆU TRONG HÁT BỒNG MẠC

Là một trong những thể loại dân ca của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, trước đây, hát bồng mạc phổ biến ở nhiều tỉnh thuộc khu vực này. Tuy nhiên, khi Viện Âm nhạc thực hiện dự án Nghiên cứu dân ca vùng châu thổ sông Hồng, việc khai thác tư liệu gặp khá nhiều khó khăn. Bài bản hát bồng mạc hiện nay đã thất thoát đáng kể, còn rất ít các bậc cao niên hát được thể loại này. Bài viết dựa trên bài bản ký âm của nhạc sĩ Đặng Bá Oánh với tư liệu thu thanh của các nghệ nhân: Mai Thị Miên (78 tuổi) ở Thái Bình; Phạm Duy Từ (82 tuổi) ở Thái Bình; Nguyễn Thị Huệ ở Hải Phòng; Phạm Văn Mùi (62 tuổi) ở Hải Phòng.