• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Hình tượng văn học dân gian, truyền thống trong ca khúc Việt Nam thời đổi mới

Bước vào thời kỳ đổi mới, các hoạt động giao lưu văn hóa ở nước ta diễn ra ngày càng sâu rộng, ca khúc Việt Nam đã và đang có thêm những màu sắc và hơi thở mới. Một số nhạc sĩ đã khai thác, sử dụng hình tượng văn học dân gian, truyền thống một cách đa dạng. Những hình tượng đó có thể từ dân ca, ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, tranh vẽ dân gian, món ăn truyền thống, vật dụng sinh hoạt hằng ngày…, góp phần làm tăng thêm biểu hiện về bản sắc dân tộc trong các ca khúc Việt Nam hiện nay.

Những giá trị tiêu biểu của dân ca đối đáp nam nữ người Việt

Trong kho tàng dân ca của người Việt, dân ca đối đáp nam nữ là một thể loại rất phong phú và đa dạng. Từ những loại hình, làn điệu còn mộc mạc, đơn sơ như hát ví, hát đúm, trống quân, cò lả... đến những loại hình đã phát triển đến tầm cao trên phương diện nghệ thuật âm nhạc như hát ghẹo Phú Thọ, quan họ Bắc Ninh, đều mang những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ ra một số giá trị tiêu biểu của thể loại dân ca này ở các địa phương thuộc trung du và châu thổ sông Hồng, từ đó đưa ra một số ý kiến đối với việc lưu giữ, phát huy giá trị của nó trong đời sống văn hóa xã hội hiện đại.

Tương đồng, khác biệt trong diễn xướng hát đúm và quan họ Bắc Ninh

Hát đúm và quan họ Bắc Ninh là hai loại hình ca hát thuộc thể loại dân ca đối đáp nam nữ rất phổ biến của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Cả hai loại hình dân ca này đều có những nét độc đáo trên phương diện nghệ thuật âm nhạc, lời ca và gắn với những yếu tố văn hóa, phong tục độc đáo, đặc sắc. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ ra một số biểu hiện tương đồng, khác biệt trong diễn xướng hát đúm và quan họ Bắc Ninh, góp phần nêu bật đặc trưng của từng loại hình trong dòng chảy của thể loại dân ca nói chung và bổ sung tư liệu giảng dạy về mảng dân ca đối đáp nam nữ nói riêng.

Thủ pháp ca từ theo lối cổ truyền dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam

Hệ ngôn ngữ đa thanh của người Việt vốn giàu âm điệu và hình tượng, việc sử dụng những thủ pháp ca từ để thích ứng với giai điệu trong âm nhạc lại càng phong phú. Việc khai thác các thủ pháp ca từ mang phong cách cổ truyền dân tộc như dùng từ đệm hay từ điệp cũng biểu hiện ở nhiều ca khúc Việt Nam.

Sự du nhập của nghệ thuật hợp xướng vào Việt Nam

Nghệ thuật hợp xướng có nguồn gốc từ sinh hoạt âm nhạc cộng đồng thời Cổ đại; đến thời Trung cổ, được phát triển ở các nước châu Âu, chịu sự thống trị của đạo Thiên Chúa gắn với nhà nước phong kiến. Qua các thời đại lịch sử, hợp xướng ngày càng phát triển mạnh mẽ, lan rộng đến các nước trên thế giới bằng con đường truyền đạo, giao lưu văn hóa.

Một số biện pháp phát triển ngành Chỉ huy hợp xướng tại Việt Nam trong đào tạo

Trong lĩnh vực âm nhạc, ngành chỉ huy âm nhạc nói chung và chỉ huy hợp xướng nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng biểu diễn âm nhạc. Đồng thời, có những tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhân dân. Ngành chỉ huy góp phần tuyên truyền, quảng bá, động viên xã hội hướng tới những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao thông qua các tác phẩm trình diễn trong các chương trình. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu để đề ra những biện pháp đưa ngành Chỉ huy Hợp xướng phát triển hơn nữa trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Hình tượng nghệ thuật song lập - yếu tố tạo nên thành công cho bài ca cổ Chợ Mới

Những bài ca cổ nổi tiếng và sống được trong lòng người nghe qua các thế hệ không nhiều, trong số đó không thể không nhắc tới Chợ Mới của soạn giả Trọng Nguyễn. Bài viết phân tích và lý giải sự thành công của Chợ Mới dưới góc nhìn nghệ thuật học. Đồng thời khẳng định và tôn vinh giá trị của một tác phẩm nghệ thuật đã được công chúng yêu quý rộng rãi trên nhiều vùng miền đất nước.

Đào tạo ngành chỉ huy hợp xướng tại Việt Nam

Đào tạo ngành chỉ huy hợp xướng tại Việt Nam hiện đang là ngành quý hiếm do sinh viên ngày càng ít thi vào các cơ sở đào tạo. Đây là một ngành khó tuyển cũng như khó học vì đòi hỏi người học cần phải có nhiều kỹ năng. Đến thời gian hiện nay chỉ còn 2 trường đào tạo chính quy bậc đại học là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Nhạc viện Tp. HCM tuyển sinh chuyên ngành này. Bên cạnh đó, nhu cầu của xã hội đối với ngành chỉ huy cũng còn nhiều hạn chế do có quá ít các dàn hợp xướng và phong trào hát hợp xướng chưa phát triển.

Tiết tấu thuận và nghịch trong tác phẩm Thác đổ của nhạc sĩ Hoàng Cương

Tiết tấu thuận và nghịch được sử dụng đan xen, kết hợp không chỉ ở chiều dọc mà còn ở chiều ngang của tác phẩm, nhiều khi tạo thành tính chất đa tiết tấu rất thú vị. So với tiết tấu thuận, tiết tấu nghịch chiếm ưu thế hơn, tạo sự khác biệt, lôi cuốn và hấp dẫn người nghe. Các yếu tố thuận trong tiết tấu gồm phân chia trường độ cơ bản, nhấn trùng với trọng âm của nhịp, của phách. Các kiểu tiết tấu nghịch được sử dụng là đảo phách, nhấn lệch, phân chia trường độ tự do.

Những nét tương đồng của âm nhạc dân gian H'rê

Âm nhạc H’rê là một biểu hiện của tính tương đồng trong âm nhạc dân gian Việt Nam, mang những nét đặc trưng của âm nhạc Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Á. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những nét chung của âm nhạc dân gian H’rê trong bối cảnh âm nhạc vùng và khu vực sẽ góp phần tìm ra những giá trị văn hóa nghệ thuật mang tính phổ quát, cũng như phát hiện những hằng số văn hóa trong âm nhạc và văn hóa tộc người.