• Văn hóa > Cổ truyền

Sắc phong của triều Nguyễn đối với tín ngưỡng thờ cúng cá ông ở Trung Bộ và Nam Bộ

Tín ngưỡng thờ cúng cá ông (cá voi) của ngư dân, tại các vùng ven biển ở Trung Bộ và Nam Bộ, có thể xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhưng đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể đủ sức thuyết phục. Từ bao đời nay, người dân làm nghề biển như: người đi thuyền vận tải, thuyền buôn, thuyền đánh bắt cá, “các đội trường đà” (thuyền chở lương nhà nước) (1) rất sùng kính cá ông, coi đây là vị thần tối cao luôn cứu giúp họ khi gặp hoạn nạn trên biển, phù hộ họ đánh bắt, nên không dám gọi thẳng tên mà gọi một cách thành kính là “ông”. Trong dân gian, ngư dân thể hiện sự tôn kính đối với cá voi bằng những tên gọi khác nhau, như: ông Nam Hải, ông Chuông, ông Khơi/ông Lớn, ông Lộng/ông Cậu…, bởi họ quan niệm đây là vị thần độ mạng (2), là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin.

Tác động của chính sách hướng biển đối với văn hóa xã hội Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII

Trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam, TK XVI - XVIII, chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong có chính sách rất khác nhau đối với biển và hoạt động ngoại thương. Nếu như Đàng Ngoài có cái nhìn khắt khe, có phần hạn chế với biển thì Đàng Trong lại có cái nhìn cởi mở, hướng mạnh hơn về phía biển. Với những chính sách hướng biển mạnh mẽ ấy, chúa Nguyễn đã tạo nên những tác động sâu rộng đến tình hình văn hóa xã hội Đàng Trong TK XVI - XVIII.

Tín ngưỡng thờ Xuân Nương ở Hương Nha, Phú Thọ

Xuân Nương công chúa đại vương ưu trật thượng đẳng phúc thần là thần vị mà vua Lê đã gia phong cho bà - một nữ tướng thời Hai Bà Trưng có công đánh đuổi quân Hán vào những năm đầu công nguyên. Xuân Nương là nhân vật có lai lịch, công trạng cụ thể, sau khi hy sinh được nhân dân ở khắp nơi thờ phụng như một vị nữ thần, phúc thần, tổ nghề. Tuy nhiên, địa phương thờ phụng bà nhiều nhất là vùng Tam Nông - Phú Thọ, trong đó tiêu biểu là xã Hương Nha. Bài viết này, bước đầu nghiên cứu diện mạo và bản chất của tín ngưỡng thờ Xuân Nương ở xã Hương Nha, Phú Thọ như một điểm cụ thể để thấy được vai trò của tín ngưỡng thờ nữ thần trong bức tranh tín ngưỡng của cư dân Phú Thọ.

Văn hóa đối ngoại Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Được xác định là “một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia”(1), văn hóa đối ngoại đang ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới với những cơ hội và thách thức mới, văn hóa đối ngoại càng phải phát huy mạnh mẽ vai trò nền tảng tinh thần trong đối ngoại, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc. Việc xây dựng, phát triển văn hóa đối ngoại vì vậy luôn cần sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn.

Ảnh hưởng của lệ làng đến ý thức pháp luật hiện nay

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân là một trong những đặc trưng của XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương” (1). Việc xây dựng, phát triển ý thức pháp luật cho người dân Việt Nam phải được xem như thành tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Từ tư tưởng Nho giáo nghĩ về công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở Việt Nam

Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo - được suy tôn là vạn thế sư biểu không chỉ vì những công lao của ông trong việc đào tạo thế hệ học trò kế tục mà còn vì những tư tưởng giáo dục tiến bộ, vượt thời đại. Ngày nay, các quốc gia muốn phát triển đều phải quan tâm đến giáo dục. Việt Nam cũng đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục để giáo dục Việt Nam đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển đất nước. Nghiền ngẫm lại tư tưởng Nho giáo cách nay hơn 2000 năm, chúng ta vẫn thấy những vấn đề mà đổi mới giáo dục Việt Nam đang hướng tới, giải quyết thì Nho giáo cũng đã đặt ra. Vì vậy, đổi mới giáo dục Việt Nam cũng cần trở lại với tư tưởng Nho giáo.

Đặc điểm cơ bản về nguồn gốc và bản chất của thần thánh trong đời sống tâm linh

Tôn sùng thần thánh là một đặc điểm cơ bản, riêng có của con người khi so sánh với các loài động vật khác có họ hàng với con người như tinh tinh, khỉ đột, đười ươi... Cùng với kinh tế, khoa học, nghệ thuật, việc tôn sùng thần thánh là một đặc điểm văn hóa riêng, tách biệt con người ra khỏi thế giới động vật. Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới đã tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này. Bài viết này là một nỗ lực để hiểu biết thêm về nguồn gốc, bản chất của hiện tượng thần thánh trong đời sống tâm linh con người.

Thần độc cước, biểu tượng chống ngoại xâm và bảo vệ biển đảo của ngư dân Thanh Hóa

Thần Độc Cước trong tín ngưỡng bản địa của cư dân vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong giao lưu với các tín ngưỡng ngoại lai được hiển hóa dưới nhiều hình hài khác nhau như: thiên thần, nhân thần, môn đệ của Phật, thánh hóa của Đạo giáo. Dù hiển hóa ở vai trò nào, hình tượng nào thần Độc Cước cũng thể hiện hình ảnh một vị thần luôn đồng cam, cộng khổ cùng nhân dân lao động. Bên cạnh đó hình tượng thần Độc Cước - hình tượng cậu bé đứng một chân được tôn thờ trong các thần điện, Phật điện là biểu tượng cho sự kiên cường, anh dũng của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống cái ác, cái hung bạo.

Lễ then tạ tổ nghề của người Tày ở huyện Văn Chấn, Yên Bái

Then Tày ở Yên Bái có hai dòng chính là: then văn (phi then), chủ yếu do nữ làm và then tướng (phi tưởng) chủ yếu do nam làm. Các ngành cúng thường có sự giao thoa lẫn nhau, trong một dòng họ, mỗi đời lại theo một ngành, con cháu làm nghề đời sau sẽ phải thờ tổ nghề của tất cả các ngành cúng. Do vậy, lễ cúng tổ nghề đầu năm của một ông/bà then có thể bao gồm việc cúng tổ nghề của nhiều ngành cúng qua các đời của gia đình. Lễ tỏn phi then ở nhà bà Hoàng Thị Chỉ thuộc thôn Giày, xã Chấn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái là một trường hợp như vậy. Hàng năm, vào dịp đầu xuân từ ngày mồng 3 đến 15 tháng giêng, gia đình bà Chỉ tổ chức lễ tỏn thi then gồm cả hai ngành then tướng và then văn. Tuy lễ kéo dài trong 12 ngày nhưng nội dung quan trọng nhất là ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.

Hương ước, quy ước của người Mông Sơn La với việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Quy ước, hương ước được coi là một hiện tượng văn hóa xã hội đặc biệt, biểu hiện thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và đối với cộng đồng xã hội. Ngày nay, trước yêu cầu tăng cường tính tự quản và sự đồng thuận của xã hội, thì hương ước, quy ước của cộng đồng các dân tộc ít người đang có tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội, trong đó có phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Qua bản quy ước của người Mông ở 22 bản thuộc 10 xã của 3 huyện Yên Châu, Mộc Châu và Bắc Yên, tỉnh Sơn La, bài viết chỉ ra những giá trị cốt lõi của quy ước, hương ước trong việc điều chỉnh các hành vi của cá nhân, cộng đồng phù hợp với phong tục tập quán và pháp luật của Nhà nước, nhằm mục tiêu xây dựng gia đình, làng bản văn hóa trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.