• Văn hóa > Cổ truyền

Tục dán giấy đỏ dịp Tết Nguyên đán của người Tày, Nùng Lạng Sơn

Tày và Nùng là hai dân tộc chiếm số lượng lớn ở tỉnh Lạng Sơn. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương năm 2009, Lạng Sơn có tổng số 732.515 người, trong đó: người Nùng có 314.295 người, chiếm 42,9%; người Tày có 259.532 người, chiếm 35,4%; còn lại là các dân tộc khác như: Kinh (17%), Dao (3,5%), Sán Chay, Hoa, Mông… Hai dân tộc Tày và Nùng là những người đã có công khai phá ruộng nương, lập nên hình hài xứ Lạng. Trải qua quá trình cộng cư lâu dài, hai dân tộc này đã giúp nhau chinh phục tự nhiên, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, cùng nhau sáng tạo nên một cơ tầng văn hóa phong phú về thể loại, đặc sắc về nội dung. Tết Nguyên đán là một trong những thành tố văn hóa tiêu biểu, trong ngày Tết, người ta thực hành nhiều nghi lễ, trò chơi, diễn xướng… và tục dán giấy đỏ là một trong những tục lệ quan trọng đã hình thành từ lâu đời, hiện vẫn đang được người dân thực hành.

Bánh Huế

Huế từng giữ vai trò vị trí trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước, nơi lưu giữ những di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Trong đó, di sản văn hóa ẩm thực là nét độc đáo hấp dẫn, nổi bật của văn hóa cố đô và bánh Huế là một trong những nét đặc sắc của nền ẩm thực ấy. Huế có nhiều loại bánh ngon, mỗi chiếc bánh đều có nguồn gốc và giá trị văn hóa khác nhau. Bánh Huế là sự hội tụ tinh hoa văn hóa của hai miền Nam - Bắc vì có những loại bánh xuất phát từ miền Bắc được đưa vào cung để tiến vua; có những loại bánh từ phương Nam theo chân các cung tần mỹ nữ ra Huế. Các loại bánh Huế đa phần được tạo dáng, tạo hình bởi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, mỗi chiếc bánh, loại bánh có một cách chế biến riêng, công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến tỉ mỉ từ khâu phối hợp gia vị đến khâu làm nước chấm, thành phẩm luôn nhỏ gọn, thanh mảnh, ăn để thưởng thức, để nhớ. Đến nay, chưa có con số thống kê cụ thể nào về số lượng của các loại bánh Huế, chỉ biết rằng Huế nổi tiếng với nhiều loại bánh ngon, trở thành một sản phẩm du lịch thu hút du khách ở trong và ngoài nước.

Mấy thành ngữ họ nhà Trư

Năm 2019 theo lịch can chi là năm Kỷ Hợi, còn gọi là năm con lợn. Kỷ là tên thứ 6 trong 10 tên của Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Vanh, Tân, Nhâm, Quý). Hợi là tên cuối trong 12 tên của Địa Chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Trư Bát Giới là nhân vật nổi tiếng trong Tây Du Ký có ngoại hình giống hệt chú ỉn với tính cách bộc tuệch, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nhân Tết Kỷ Hợi, ta thử xem “họ nhà Trư” xuất hiện trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt thế nào.

Lễ hội mùa xuân trên cao nguyên

Có lẽ trên cả nước hiếm có địa phương nào mà sự hội tụ phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo các dân tộc Việt Nam như ở Lâm Đồng. Các giá trị văn hóa đặc trưng ấy được thể hiện sôi nổi, đa sắc màu vào các dịp Tết đến xuân về trên vùng đất cao nguyên trù phú này…

Lễ hội mục đồng làng Phong Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng

Lễ hội truyền thống là một thành tố không thể thiếu, tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Vượt qua sự kiểm chứng của thời gian, sự thử thách của lịch sử, sự tồn tại, biến đổi, phát triển của các lễ hội truyền thống là minh chứng sinh động cho sức sống của mỗi nền văn hóa. Tuy nhiên, khó có một lễ hội nào mà ở đó, người nông dân, cụ thể là đám trẻ chăn trâu được trực tiếp đứng ra tổ chức, điều hành lễ hội, được cả cộng đồng xem trọng như ở lễ hội mục đồng ở xã Phong Lệ, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Một cách làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam

Văn hóa dân gian là sự kết tinh, hội tụ những nét đẹp của đời sống cộng đồng cư dân trong quá khứ. Nó phản ánh cuộc sống, thế giới quan, tư duy, quan niệm của họ trong những không gian, thời gian nhất định của lịch sử. Trong tiến trình phát triển đương đại, sự sáng tạo văn hóa dân gian hiện đại không chỉ là sự mô phỏng hiện tại mà chính là sự giải thích, đắp bồi quá khứ theo nhãn quan thời đại. Trên cơ sở đó, từ thực tế hình dáng ngọn núi Pác Tạ trên hồ thủy điện Na Hang, Tuyên Quang, truyền thuyết mới về ngọn núi này theo hình dáng hiện tại đã được sáng tạo. Đây là cách giải thích đương đại về một hiện tượng tự nhiên minh chứng cho việc sáng tạo văn hóa dân gian hiện đại theo dòng thời gian, góp phần làm giàu kho tàng di sản văn hóa của dân tộc trên con đường phát triển.

Giáo dục trải nghiệm di sản-giải pháp bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Trong phương pháp giáo dục hiện đại, việc lấy người học làm trung tâm được coi như một định hướng chỉ đạo. Ở các bậc giáo dục từ mầm non tới trung học phổ thông hiện nay, việc nghiên cứu và đưa giáo dục trải nghiệm di sản (GDTNDS) vào nhà trường đã được triển khai thực hiện từ lâu ở nước ta, nhưng chưa trở thành hoạt động đại trà, chưa có được phương pháp dạy lâu dài, thường xuyên (1). Xuất phát từ mục tiêu vì người học, thời gian qua, nhiều địa phương đã đưa di sản vào trường học, song chủ yếu đối với các di sản diễn xướng dân ca. Chương trình GDTNDS cũng đã được đưa vào thử nghiệm tại một số bảo tàng, di tích thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế. Nhà trường phối hợp với nhà quản lý di sản lựa chọn nội dung dạy phù hợp với đối tượng học sinh để gợi mở các câu hỏi cho học sinh tự khám phá và trải nghiệm, nhằm đem lại cho học sinh những bài học sâu sắc từ hoạt động trải nghiệm thực tế (2). Theo quan điểm của nhiều người, giáo dục di sản là được giáo dục thông qua di sản, đó là một phương pháp tiếp cận giúp người học tự lĩnh hội kiến thức và phát triển toàn diện nhân cách.

Về các vị thần biển của cư dân Vân Đồn, Quảng Ninh

Cùng với quá trình thiên di từ đất liền ra các đảo, cư dân Vân Đồn đã tích hợp hệ thống tín ngưỡng đa dạng, các vị thần phụng thờ có liên quan hoặc mang hơi hướng biển. Bài viết nghiên cứu các vị thần biển ở Vân Đồn để thấy được đời sống tâm linh và mối quan hệ mật thiết với biển. Đây là nét độc đáo trong tín ngưỡng cư dân nơi đây.

Sắc phong của triều Nguyễn đối với tín ngưỡng thờ cúng cá ông ở Trung Bộ và Nam Bộ

Tín ngưỡng thờ cúng cá ông (cá voi) của ngư dân, tại các vùng ven biển ở Trung Bộ và Nam Bộ, có thể xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhưng đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể đủ sức thuyết phục. Từ bao đời nay, người dân làm nghề biển như: người đi thuyền vận tải, thuyền buôn, thuyền đánh bắt cá, “các đội trường đà” (thuyền chở lương nhà nước) (1) rất sùng kính cá ông, coi đây là vị thần tối cao luôn cứu giúp họ khi gặp hoạn nạn trên biển, phù hộ họ đánh bắt, nên không dám gọi thẳng tên mà gọi một cách thành kính là “ông”. Trong dân gian, ngư dân thể hiện sự tôn kính đối với cá voi bằng những tên gọi khác nhau, như: ông Nam Hải, ông Chuông, ông Khơi/ông Lớn, ông Lộng/ông Cậu…, bởi họ quan niệm đây là vị thần độ mạng (2), là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin.

Tác động của chính sách hướng biển đối với văn hóa xã hội Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII

Trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam, TK XVI - XVIII, chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong có chính sách rất khác nhau đối với biển và hoạt động ngoại thương. Nếu như Đàng Ngoài có cái nhìn khắt khe, có phần hạn chế với biển thì Đàng Trong lại có cái nhìn cởi mở, hướng mạnh hơn về phía biển. Với những chính sách hướng biển mạnh mẽ ấy, chúa Nguyễn đã tạo nên những tác động sâu rộng đến tình hình văn hóa xã hội Đàng Trong TK XVI - XVIII.